Tổ chức lao động quốc tế - ILO là gì?

Tổ chức lao động quốc tế - ILO là gì?

Tổ chức lao động quốc tế - ILO là một tổ chức liên chính phủ, được thành lập năm 1919. Năm 1946, ILO trở thành một cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc, có khoảng 150 quốc gia thành viên. Mục đích của ILO là nhằm:

1. Thúc đẩy việc thiết lập nền hòa bình bền vững bằng cách khuyến khích công bằng xã hội, cải thiện điều kiện lao động và nâng cao mức sống của người dân lao động, tạo điều kiện để thiết lập sự ổn định về kinh tế và xã hội

2. Để đạt được mục đích trên, ILO soạn thảo các điều ước quốc tế và các nghị quyết đặc biệt về tiền lương, thời gian lao động và tuổi lao động thấp nhất

3. Bảo hộ lao động của phụ nữ và trẻ em

4. Bảo đảm việc bồi thường tai nạn lao động, bảo hiểm xã hội, trợ cấp khi nghỉ hưu và bị tàn phế

5. Bảo đảm quyền của người lao động tham gia công đoàn, tổ chức dạy nghề...

Về bộ máy tổ chức của ILO: Hội nghị toàn thể là cơ quan cao nhất; Hội đồng hành chính là cơ quan chấp hành; Văn phòng lao động quốc tế là Ban thư ký của Hội đồng hành chính. Trụ sở ILO đặt tại Giơnevơ (Thụy Sỹ).

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào