Tôi xin được hỏi vấn đề như sau: Gia đình của cô tôi hiện đang sinh sống tại tỉnh Đồng Tháp có xảy ra tranh chấp về đất đai với hai hộ liền kề hai bên và với cháu nội của người chủ đất cũ. Cụ thể vấn đề như sau: Vào khoảng năm 1940, ông Trần Công Bình có cho vợ chồng ông Trịnh Văn Chương ở nhờ trên phần đất thuộc sở hữu của ông Bình, sau đó là cho ở luôn. Hai người con ruột của ông Trần Công Bình là Trần Thị Tải sinh năm 1931 và con trai là Trần Công Lý sinh năm 1946 cũng có giấy tờ xác nhận sự việc này. Ngày 29 tháng 3 năm 2000. UBND tỉnh Đồng Tháp cấp quyền sử dụng cho cô tôi là Trịnh Thị Năm, là con gái của ông Trịnh văn Chương nói trên tại bản đồ số 970/1E số thửa 24 với diện tích sử dụng là 151m vuông.Năm 2002 do mở rộng tỉnh lộ 851 nên diện tích đất nói trên bị thu hồi hơn 25 mét vuông còn lại 126 mét vuông. Do sự thay đổi chủ sở hữu của 2 khu đất liền kề nên đã xảy ra tranh chấp, mặc dù trong giấy tờ sổ đỏ vẫn ghi đầy đủ 151 mét vuông, tức là kể cả phần đất bị giải toả do mở rộng lộ giới nhưng hiện nay gia đình cô tôi trên thực tế chỉ sở hữu 70 mét vuông, phần còn lại đã bị 2 gia đình 2 bên lấn chiếm và được UBND huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đàng hoàng, không dừng lại ở đó họ còn tiếp tục đòi lấn thêm 0,5 mét chiều ngang,biến khu đất không có tranh chấp thành có tranh chấp, do đó UBND huyện Lai Vung không cấp giấy phép xây dựng. Sự tranh chấp thứ 2 xảy ra với cháu nội của ông Trần Công Bình, người này viện dẫn lý do là nguồn gốc đất nói trên trước kia là của ông nội anh ta, việc cho ở hoàn toàn không có giấy tờ giao kèo nên anh ta có quyền thụ hưởng hay quyền thừa kế khu đất đó, điều đặc biệt là anh ta hoàn toàn không có giấy tờ chứng minh nhưng toà án huyện Lai Vung vẫn thụ lí và xử dây dưa gần 3 năm, lần hoà giải gần đây nhất toà yêu cầu bà Trần Thị Năm phải đưa cho người kia 80 triệu mới chấm dứt tranh chấp. Đó là một yêu cầu hết sức vô lí, trong khi cô bà bác ruột anh ta hoàn toàn không có ý kiến gì mà còn có đơn yêu cầu toà án tạo thuận lợi cho bà Trịnh Thị Năm làm nhà. Vậy luật sư Dân luật cho tôi hỏi: 1.Đất đã có sổ đỏ do UBND tỉnh cấp một khi có tranh chấp chúng tôi cần làm thế nào? 2.Giấy chủ quyền xác nhận 151 mét vuông( chưa trừ giải toả, nếu trừ còn 126 mét vuông) nhưng thực tế chỉ có 70 mét vuông, phần còn lại đã bị hộ kế bên lấn chiếm và được UBND huyện cấp sổ đỏ( tức là có phần chồng chéo diện tích được cấp cho 2 hộ), chúng tôi cần làm gì để đòi lại? Việc UBND huyện cấp sổ đỏ cho phần đất của gia đinh cô tôi cho người hàng xóm kia mà không thông báo cho cô tôi biết có vi phạm luật hay không? 3. Người cháu của người chủ đất 60-70 năm trước có quyền đòi lại đất của ông nội anh ta cho người khác ở và phần đất đó đã được nhà nước cấp sổ đỏ hay không? 4. Việc toà án huyện Lai vung hoà giải bằng cách yêu cầu cô tôi trả cho anh cháu nội kia 80 triệu để chấm dứt khiếu kiện là dựa trên cơ sở nào? 5. Toà án huyện Lai Vung yêu cầu khai quật mồ mả ông Trịnh Văn Chương là cha cô Trịnh Thị Năm lên để lấy dấu vân tay là ý nghĩa gì? Ông này đã chết hơn 30 năm rồi! 6. Cô Trịnh Thị Năm không biết chữ, vậy có thể uỷ quyền cho tôi kiểm tra các văn bản, thực hiện đối chất trước toàn hay không? 7.Đương sự có quyền đọc các văn bản của toà án trước khi ký nhận hay không?
- Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đã có giấy đỏ: Nếu UBNG phường xã nơi có đất tranh chấp tọa lạc hòa giải ko thành thì TAND quận huyện nơi có đất tranh chấp sẽ giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
- Về nội dung giải quyết: Bên nào có yêu cầu giải quyết phải trình bày chứng cứ, bằng chứng chứng minh cho yêu cầu của mình là có cơ sở để tòa án xem xét và giải quyết.Bên nào biết nơi có bằng chứng nhưng ko tự mình thu thập để chứng minh thì có quyền đề nghị tòa án thu thập để chứng minh
- Về chi tiết nội dung giải quyết và tranh tụng, bạn nên nhờ một văn phòng luật sư địa phương bạn để tư vấn chi tiết và bảo vệ quyền lợi của bạn