Có phải khai báo tạm vắng?
Tại điều 30 - Luật Cư trú quy định về đăng ký tạm trú thì: Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại công an xã, phường, thị trấn.
Tại điều 31 - Luật Cư trú quy định về việc lưu trú và thông báo lưu trú: Lưu trú là việc công dân ở lại trong một thời gian nhất định tại địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn ngoài nơi cư trú của mình và không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú.
Việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23h, nếu người đến lưu trú sau 23h thì thông báo lưu trú vào sáng ngày hôm sau; trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần.
Điều 32 - Luật Cư trú quy định thì các trường hợp sau đây phải khai báo tạm vắng: Bị can, bị cáo đang tại ngoại; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù; người bị kết án phạt tù được hưởng án treo; người bị phạt cải tạo không giam giữ; người đang bị quản chế; người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành khi đi khỏi nơi cư trú từ một ngày trở lên có trách nhiệm khai báo tạm vắng.
Theo quy định trên, đối chiếu với trường hợp bà hỏi thì bà về quê ở một thời gian vì vậy bà phải có trách nhiệm khai báo tạm vắng và thông báo việc lưu trú với công an xã, phường, thị trấn nơi bà đến. Việc thông báo lưu trú được thực hiện trực tiếp hoặc bằng điện thoại
Thư Viện Pháp Luật