Thế chấp, cầm cố tài sản giữa cá nhân với nhau

Tôi có cho một người bạn vay tiền, có lập bằng văn bản. Tôi  có yêu cầu bạn tôi thế chấp một chiếc xe máy để thực hiện nghĩa vụ trả nợ nếu đến hạn mà không trả sẽ thanh lý để thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Xin hỏi luật sư tôi không có giấy phép kinh doanh tôi giữ tài sản có vi phạm pháp luật không? Hợp đồng của tôi lập là hợp đồng thế chấp hay hợp đồng cầm cố mới đúng quy định của pháp luật? Xin chân thành cảm ơn luật sư!

Việc cho vay tiền giữa cá nhân, cá nhân với nhau là do hai bên tự thỏa thuận và được người có tài sản đồng ý thế chấp để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ sau này thì văn bản đó có thể được hai bên thỏa thuận đi công chứng, chứng thực hợp pháp. Đối với trường hợp cầm cố là những người được nhà nước Cấp giấy phép hoạt động như hiệu cầm đồ.

Bạn có thể tham khảo một số điều luật quy định tại Bộ luật dân sự sau đây:

Điều 326. Cầm cố tài sản: Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Điều 327. Hình thức cầm cố tài sản: Việc cầm cố tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính.

Điều 328. Hiệu lực của cầm cố tài sản: Cầm cố tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố.

Điều 329. Thời hạn cầm cố tài sản: Thời hạn cầm cố tài sản do các bên thoả thuận. Trong trường hợp không có thoả thuận thì thời hạn cầm cố được tính cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố.

Điều 342. Thế chấp tài sản 

1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.

Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp.

Trong trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Tài sản thế chấp cũng có thể là tài sản được hình thành trong tương lai.

2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

3. Việc thế chấp quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 715 đến Điều 721 của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 343. Hình thức thế chấp tài sản  

Việc thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản thế chấp phải được công chứng, chứng thực hoặc đăng ký.

Điều 344. Thời hạn thế chấp

Các bên thỏa thuận về thời hạn thế chấp tài sản; nếu không có thỏa thuận thì việc thế chấp có thời hạn cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp.

Điều 346. Thế chấp tài sản được bảo hiểm 

1. Trong trường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm thì khoản tiền bảo hiểm cũng thuộc tài sản thế chấp.

2. Bên nhận thế chấp phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp. Tổ chức bảo hiểm chi trả số tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận thế chấp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Trường hợp bên nhận thế chấp không thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp thì tổ chức bảo hiểm chi trả bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm và bên thế chấp có nghĩa vụ thanh toán với bên nhận thế chấp.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào