Công pháp quốc tế về khoảng không vũ trụ là gì?

Công pháp quốc tế về khoảng không vũ trụ là gì?

Công pháp quốc tế về khoảng không vũ trụ là Một ngành luật mới xuất hiện kể từ việc phóng thành công các tên lửa và phi thuyền vượt khỏi tầng khí quyển của Trái Đất do Liên Xô tiến hành vào những năm 60 của thế kỷ 20 và của nhiều nước khác như Mỹ, Pháp, Anh, Ấn độ, Trung Quốc vào những năm tiếp theo.

Các văn kiện pháp lý quốc tế thuộc lĩnh vực này hiện có: Tuyên ngôn về các nguyên tắc điều chỉnh hoạt động của các quốc gia trong việc nghiên cứu và sử dụng khoảng không vũ trụ do Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 13/12/1963; Hiệp ước năm 1967 về các nguyên tắc hoạt động của các quốc gia trong việc nghiên cứu và sử dụng khoảng không vũ trụ kể cả Mặt Trăng và các thiên thể khác; Hiệp định năm 1970 về hoạt động của các quốc gia trên Mặt Trăng và các thiên thể khác, các nguyên tắc điều chỉnh việc các quốc gia sử dụng các vệ tinh nhân tạo của Trái Đất cho việc truyền sóng hình trực tiếp do Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 10/12/1982. Các văn kiện pháp lý quốc tế về khoảng không vũ trụ đều xuyên suốt các nguyên tắc cơ bản: các quốc gia tự do nghiên cứu và sử dụng khoảng không vũ trụ không có sự phân biệt; khoảng không vũ trụ không thuộc chủ quyền một quốc gia nào; Mặt Trăng và các thiên thể khác chỉ được sử dụng vào mục đích hòa bình không được đưa vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí giết người hàng loạt khác vào vũ trụ; nhà nước chịu trách nhiệm quốc tế về hoạt động vũ trụ của mình

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào