Thuyết tam quyền phân lập là gì?

Cho hỏi thuyết tam quyền phân lập là gì? -Thắc mắc của chú Hào (Đồng Tháp)

Thuyết tam quyền phân lập là gì?

Hiện nay, Hiến pháp 2013 hay các văn bản quy phạm pháp luật khác chưa có quy định cụ thể thể về nào là Thuyết tam quyền phân lập, tuy nhiên về cơ bản có thể hiểu:

Thuyết tam quyền phân lập là học thuyết về tổ chức bộ máy nhà nước tư sản do Lôckơ, Môngtexkiơ, Ruxô sáng lập dựa trên quan điểm cho rằng phải hạn chế sự độc quyền bằng việc không tập trung quá nhiều quyền lực nhà nước vào tay một cơ quan nhất định, bằng sự kiểm soát và khống chế lẫn nhau giữa các hệ thống cơ quan nhà nước khác nhau.

Quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp được giao cho các cơ quan khác nhau trong nhà nước: quyền lập pháp giao cho nghị viện, quyền hành pháp giao cho chính phủ, quyền tư pháp giao cho tòa án.

Tam quyền phân lập là nhằm dùng quyền lực kiểm soát và kiềm chế quyền lực. Theo mô hình phân quyền của Môngtexkiơ không chấp nhận việc một cơ quan nhà nước đứng trên hoặc nắm trọn vẹn cả 3 quyền.

Mặt tích cực của học thuyết tam quyền phân lập thể hiện ở chỗ nó ngăn ngừa được sự chuyên chế rất dễ phát sinh ở xã hội mà sự thống trị thuộc về thiểu số thành viên trong xã hội. Tư tưởng tam quyền phân lập đã trở thành một trong những nội dung cơ bản của học thuyết nhà nước pháp quyền tư sản.

Thuyết tam quyền phân lập là gì?

Thuyết tam quyền phân lập là gì? (Hình từ Internet)

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chính trị

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào