Chia tiền tiết kiệm khi ly hôn

Xin chào LS. Xin LS tư vấn cho em trường hợp này. - Bạn em bị bệnh tật bẩm sinh từ nhỏ nên không có khả năng lao động. Trước khi lấy vợ, bạn được gia đình cho 500 triệu đồng gởi tiết kiệm. Sau này lấy vợ về, bạn không đi làm được mà chỉ ở nhà như nội trợ, tiền lãi tiết kiệm bạn mang về đóng góp chung với lương của vợ để sinh sống. Nhưng bây giờ, đã được 3 năm, vợ bạn yêu cầu ly dị và bạn cũng đồng ý, 2 bên cùng ký đơn. Khi làm thủ tục hòa giải, chia tài sản thì cô vợ yêu cầu chồng chia đôi tiền trong sổ tiết kiệm 500 triệu đó. Trước đến giờ sổ đó chỉ vẫn đứng tên mình bạn em. Vì sổ tiết kiệm gởi kỳ hạn 6 tháng nên đã qua nhiều lần tái tục nên người vợ bảo sổ tiết kiệm bây giờ, và mấy lần tước đó, có ngày gởi trong thời gian còn vợ chồng nên nó là tài sản chung của vợ chồng, và chị bảo chồng đã từng nói  "tiền đó của anh nhưng vợ chồng mình anh cũng xem như là của cả 2". Tòa hỏi lại có giấy viết tay gì thể hiện câu nói đó không thì cả 2 thừa nhận chỉ nói chứ ko viết giấy gì cả. Vậy thưa LS, cô vợ của bạn em có được chia đôi sổ tiết kiệm đó không ạ.  - Câu hỏi thứ 2 là LS cho em biết phí thuê LS có được quy định không ạ. Bạn em có ý định thuê LS nên từ huyện miền núi xuống đồng bằng tìm LS để thuê. Nhưng LS đòi phí rất cao, nói là nếu giữ đc sổ tiết kiệm không phải chia thì phí LS là 10% giá trị sổ. Còn nếu không giữ được thì phí là 20 triệu. Bạn em là nhà nông không lao động được thấy cao quá nên chưa chấp nhận. Xin hỏi LS có quy định nào về phí thuê LS hay không, hay do 2 bên tự thỏa thuận như trong mua bán bình thường. Em xin cảm ơn LS. Mong được LS hồi đáp sớm.

 

- Số tiền 500tr của người chồng là tài sản có trước thời kỳ hôn nhân, nên sẽ là tài sản riêng, nếu không có thỏa thuận nhập vào khối tài sản chung vợ chồng thì vẫn là tài sản riêng của người chồng.

Trong quá trình chung sống, sổ tiết kiệm đáo hạn nhiều lần, tuy nhiên, số tiền gốc vẫn được giữ nguyên và không có thỏa thuận (thể hiện bằng văn bản) góp vào tài sản chung thì tài sản đó vẫn là tài sản riêng. 

- Về thù lao luật sư trong vụ việc dân sự: Tùy từng luật sư, từng văn phòng mà họ có cách đánh giá và đưa ra các mức phí khác nhau. Mức phí và thu lao luật sư trong trường hợp này do các bên tự thỏa thuận.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào