Các dấu hiệu về mặt khách quan của tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy
Do đặc điểm và tính chất đặc biệt nghiêm trọng của tội phạm này, nên có thể hiểu rằng các dấu hiệu khách quan của tội phạm này là tập hợp các dấu hiệu khách quan của tội phạm tương ứng như đối với các tội xâm phạm sở hữu, chỉ khác ở chỗ đối tượng tác động.
a) Hành vi khách quan
Người phạm tội có thể thực hiện một trong các hành vi sau:
- Dùng vũ lực
Dùng vũ lực là hành vi( hành động) mà người phạm tội đã thực hiện, tác động vào cơ thể của con người như: đấm, đá, bóp cổ, trói, bắt, đâm, chém…Có thể nói một cách khái quát là hành vi dùng vũ lực vật chất nhằm chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy. Hành vi dùng vũ lực có thể làm cho nạn nhân bị thương tích, bị tổn hại đến sức khỏe hoặc chêt, nhưng cũng có thể chưa gây ra thương tích đáng kể.
Đối với những vụ chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy có nhiều người cùng tham gia( đồng phạm), không nhất thiết tất cả những người tham gia phải dùng vũ lực, còn những người khác có thể không dùng vũ lực hoặc chỉ đe dọa dùng vũ lực, nhưng tất cả những người tham gia đều bị coi là dùng vũ lực.
- Đe dọa dùng vũ lực
Hành vi đe dọa dùng vũ lực bao gồm cả đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc không ngay tức khắc.
Đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc là hành vi dùng lời nói hoặc hành động nhằm đe dọa nều không giao tàu bay, tàu thủy thì vũ lực sẽ được thực hiện ngay. Ví dụ: dí dao vào xổ, dí súng vào bụng yêu cầu người điều khiển tàu bay, tàu thủy giao ngay tàu bay, tàu thủy nều không sẽ bị đâm, bị bắn ngay lập tức.
Đe dọa dùng vũ lực là chưa dùng vũ lực, nếu người phạm tội vừa đe dọa, vừa dùng vũ lực, mặc dù việc dùng vũ lực không mạnh mẽ bằng vũ lực mà người phạm tội đe dọa, nhưng vẫn bị coi là đã dùng vũ lực.
Đe dọa dùng vũ lực không ngày tức khắc là hành vi có thể được thực hiện bằng cử chỉ, hành động hoặc bằng lời nói, nhưng dù được thực hiện bằng hình thức nào thì việc dùng vũ lực cũng không xảy ra ngay tức khắc.
Tuy nhiên, việc phận biệt hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc với hành vi đe dọa dùng vũ lực không ngay tức khắc chỉ có ý nghĩa khi cần phân biệt giữa tội cướp tài sản với tội cưỡng đoạt tài sản, còn đối với tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy thì việc phân biệt hai hình thức đe dọa dùng vũ lực như trên là không cần thiết.
- Dùng các thủ đoạn khác
Ngoài hành vi dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực người phạm tội còn dùng các thủ đoạn khác nhằm chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy như: lén lút, gian dối, công nhiên, lạm dụng tin nhiệm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn,…Tuy nhiên, nếu người phạm tội lợi dụng chức vụ quyền han trực tiếp quản lý tàu bay, tàu thủy mà chiếm đoạt thì không thuộc trường hợp phạm tội “ chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy” mà là phạm tội” tham ô tài sản” quy định tại điều 278 Bộ luật hình sự.
Ví dụ: Trần Minh T là thuyền trưởng tàu vận tải H.L 314. Trong một chuyến vận tải hàng từ cảng Sài Gòn ra cảng Hải Phòng, trên đường đi gặp nạn; T đã bàn bạc với các thủy thủ trên tàu vứt hết hàng xuống biển để thoạt nạn. Sau khi thoát nạn, vì sợ trách nhiệm nên T đã bàn với các thủy thủ trên tàu trốn ra ngoài bằng chính con tàu H.L314, nhưng tàu đến phao số 0 thì bị lực lượng tuần tra Bộ đội biên phòng bắt giữ.
b) Hậu quả
Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này, điều này được thể hiện ngay trong điều văn của điều luật “nhằm chiếm đoạt”, tức là người phạm tội chỉ cần thực hiện hành vi khách quan là tội phạm đã hoàn thành. Tội phạm này cũng tương tự như đối với tội cướp tài sản, nhưng lại bao gồm cả hành vi khách quan của tội chiếm đoạt có cấu thành vật chất như tội trộm cắp lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm, công nhiên chiếm đoạt,… Đây cũng là đặc điểm riêng mà đối với các tội phạm khác không có. Nếu là tội trộm cắp tài sản thì người phạm tội phải chiếm đoạt tài sản thì người phạm tội mới hoàn thành, nhưng nếu có hành vi lén lút, nhằm chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy thì chỉ cần người phạm tội đã thực hiện hành vi lén lút là tội phạm đã hoàn thành.
Nếu hậu quả đã xảy ra thì người phạm tội sẽ bị áp dụng hành phạt nặng hơn
Người phạm tội chưa gây hậu quả ( chưa chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy).
Nếu người phạm tội dùng vũ lực mà gây chết người thì ngoài tội chiếm đoạt may bay, tàu thủy, người phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Giết người theo quy định tại điều 93 BLHS. Tuy nhiên, nếu chỉ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác thì dù tỷ lệ thương tật là bao nhiêu thì người phạm tội cũng chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm đoạt máy bay, tàu thủy.
c) Các dấu hiệu khách quan khác
Do đặc điểm của tội này có liên quan đến vùng trơi, vùng biển, lãnh hải, liên quan đến người nước ngoài, người không mang quốc tịch, do đó khi xác định hành vi phạm tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy cần phải nghiên cứu các quy định của pháp luật về vùng trời , vùng biển, lãnh hải, người nước ngoài, không mang quốc tịch, các quy định về miễn trừ ngoại giao.
Thư Viện Pháp Luật