Phạm tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 221 BLHS
Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 điều 221 được pháp luật quy định như sau:
Khoản 3 của điều luật chỉ quy định hai tình tiết là yếu tố định không hình phạt, đó là gây chết người hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
a) Làm chết người
Trường hợp phạm tội này là trường hợp người phạm tội trước , trong và sau khi chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy không cố ý giết người mà chỉ do vô ý. Nếu người phạm tội cố ý giết người thì người phạm tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy họ còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người. Ví dụ: Trần Văn T, Bùi Văn D đã dùng súng khống chế lái tàu thủy để cướp tàu trốn đi nước ngoài; các tàu thủy trên tàu đều bị T và D trói rồi nhốt xuống khoang máy. Một trong số các tủy thủ đã tự gỡ được trói bí mật lên buồng lại dùng thanh sắt quật mạnh vào đầu T nhưng không trúng, liên bị D dùng súng bắn làm người thủy thủ chết ngay tại chỗ.
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
Cũng như đối với trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng quy định đối với các tội phạm khác trong chương này, đến nay chưa có giải thích hoặc hướng dẫn chính thức thế nào là gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng do hành vi chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy gây ra, nên có thể tham khảo hướng dẫn về tình tiết gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đối với một số tội phạm khác để các định hành vi chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng này
- Gây tổn hại cho sức khỏe của năm người trở lên với tỷ lệ thương tật của của mỗi người từ 31% trở lên.
- Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ một tỷ năm trăm triệu đồng trở lên.
Ngoài các thiệt hại về sức khỏe và tài sản được hướng dẫn trên đây, thực tiễn cho thấy có thể có cả thiệt hại phi vật chất như có ảnh hưởng cấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội,.. thì tùy vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ hậu quả do hành vi chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy gây ra có thể là đặc biệt nghiêm trọng hay không.
Đối với các tội phạm khác tình tiết gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng còn bao gồm thiệt hại đến tính mạng nhưng đối với tội phạm này vì tình tiết làm chết người đã được nhà làm luật quy định là yếu tố định khung hình phạt độc lập nên không còn nằm trong tình tiết gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nữa. Đây cũng là đặc điểm để phân biệt với các tội phạm khác có quy định tình tiết gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 của điều luật và người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể áp dụng điều 47 BLHS phạt dưới hai mươi năm tù nhưng không được dưới hai năm tù.
Nếu thuộc cả hai trường hợp quy định tại khoản 3 điều luật hoặc chỉ thuộc một trường hợp quy định tại khoản 3 nhưng còn tập trung nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 của điều luật và người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể phạt tù chung thân.
Thư Viện Pháp Luật