Giấy tờ tự lập, không chứng thực

Anh Võ Quân (thành phố Rạch Giá) hỏi: Để cung cấp chứng cứ cho Toà án trong vụ kiện dân sự, sợ mất bản chính tôi đem các giấy tờ như di chúc, giấy sang nhượng nhà đất và một số giấy tờ khác đến UBND phường yêu cầu chứng thực thì bị từ chối với lý do “Không có dấu đỏ của cơ quan tổ chức”. Vậy, trường hợp này nên làm như thế nào để đảm bảo an toàn mà vẫn đúng quy định của pháp luật?

Theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 23/2015/NĐ- CP ngày 16/2/2015 của Chính phủ Về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch: “1. Bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp. 2. Bản chính giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền” nên việc từ chối chứng thực của UBND phường là đúng quy định.

         Để được coi là chứng cứ, “Các tài liệu đọc được nội dung phải là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận. Bản chính có thể là bản gốc hoặc bản được dùng làm cơ sở lập ra các bản sao”. Do vậy, anh phải nộp bản gốc các tài liệu, giấy tờ trên thì mới có giá trị là chứng cứ. Khi nhận, Tòa án sẽ lập biên bản về việc giao nhận chứng cứ (Nghị quyết số 04/2012/NĐ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao). 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào