Danh dự là gì?

Cho hỏi danh dự là gì? -Thắc mắc của chú Tình (Long An)

Danh dự là gì?

Danh dự là sự coi trọng của xã hội về con người hoặc tổ chức nào đó và được thừa nhận như một quyền nhân thân. Là phạm trù cá nhân mang tính xã hội, luôn gắn liền với chủ thể xác định, là một trong những yếu tố để khẳng định vai trò, vị trí, uy tín của một người hoặc một tổ chức trong xã hội, được Hiến pháp, pháp luật bảo hộ, không ai được xâm phạm.

Điều 25 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về quyền nhân thân như sau:

Quyền nhân thân
1. Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
2. Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải được người đại diện theo pháp luật của người này đồng ý theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc theo quyết định của Tòa án.
Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của vợ, chồng hoặc con thành niên của người đó; trường hợp không có những người này thì phải được sự đồng ý của cha, mẹ của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

Như vậy, có thể hiểu quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ một số trường hợp luật có quy định khác.

Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải được người đại diện theo pháp luật của người này đồng ý theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc theo quyết định của Tòa án.

Các quyền nhân thân của con người bao gồm:

- Quyền có họ, tên (Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015)

- Quyền thay đổi họ (Điều 27 Bộ luật Dân sự 2015)

- Quyền thay đổi tên (Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015)

- Quyền xác định, xác định lại dân tộc (Điều 29 Bộ luật Dân sự 2015)

- Quyền được khai sinh, khai tử (Điều 30 Bộ luật Dân sự 2015)

- Quyền đối với quốc tịch (Điều 31 Bộ luật Dân sự 2015)

- Quyền của cá nhân đối với hình ảnh (Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015)

- Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể (Điều 33 Bộ luật Dân sự 2015)

- Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín (Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015)

- Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác (Điều 35 Bộ luật Dân sự 2015)

- Quyền xác định lại giới tính (Điều 36 Bộ luật Dân sự 2015)

- Chuyển đổi giới tính (Điều 37 Bộ luật Dân sự 2015)

- Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình (Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015)

- Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình (Điều 39 Bộ luật Dân sự 2015)

Danh dự là gì?

Danh dự là gì? (Hình từ Internet)

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quyền dân sự

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào