Trường hợp phạm tội điều khiển tàu bay vi phạm các quy định về hàng không của Việt Nam quy định tại khoản 3 điều 222 BLHS
Khoản 3 của điều luật quy định hai tình tiết là yếu tố định khung hình phạt, nhưng lại có tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau, đó là “ gây thiệt hại nghiêm trọng và gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”. Đây không phải là trường hợp duy nhất mà trong một số điều luật cũng quy định hai tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự có mức độ nguy hiểm khác nhau trong cùng một khung hình phạt như chúng ta đã phân tích ở một số tập trước, là chưa phù hợp.
Cũng như đối với trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng đến nay chưa có giải thích hoặc hướng dẫn chính thức thế nào là gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng do hành vi điều khiển tàu bay vào hoặc ra kjhoir Việt Nam mà vi phạm các quy định về hàng không của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gây ra, nên có thể vận dụng Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25-12-2001.
Cụ thể là nếu gây ra hậu quả sau đây thì bị coi là gây hậu quả raatsnghieem trọng:
- Làm chết người;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61 % trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của năm đến bảy người người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31 % đến 60 %;
- Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng đến dưới một tỷ năm trăm triệu đồng.
- Nếu điều khiển tàu bay vào hoặc ra khỏi Việt Nam mà vi phạm các quy định về hàng không của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gây ra hậu quả sau đây thì bị coi là gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;
- Làm chết ba người trở lên;
- Làm chết hai người và còn gây tổn hại cho sức khỏ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31 % trở len;
- Làm chết một người và còn gây tổn hại cho sức khỏ của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31 % trở lên;
- Gây tổn hại cho sức khỏe của năm người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31 % trở lên;
- Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ một tỷ năm trăm triệu động trở lên;
- Ngoài các thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sane thid thực tiễn còn cho thấy có thể còn có hậu quả phi vật chất, như ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lội của Đảng, chính sách của nhà nước, gây ảnh hưởng về an ninh , trật tự, an toàn xã hội…Trong các trường hợp này phải tùy vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ của hậu quả do tội phạm gây ra là rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt ngiêm trọng hay không.
Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 222, người phạm tội bị phạt tiền từ năm trăm triệu động đến một tỷ đồng hoặc bị phtj tù từ năm năm đến mười năm, là tội phạm rất nghiêm trọng.
Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình iết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, phạm tội chỉ gây hậu quả rất nghiêm trọng thì có thể áp dụng hình phạt tiền hoặc áp dụng hình phạt dưới năm năm tù nhưng không được dưới hai năm.
Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giám nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, phmaj tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì có thể bị phạt đến mười năm tù.
Thư Viện Pháp Luật