Đứng tên chung chủ quyền nhà được không?

1) Chủ quyền nhà có thể đứng tên chung: của cha và con ruột hoặc của mẹ và con ruột  hoặc của cha mẹ và con ruột không ?   2) Trong “chủ quyền nhà” có ghi quan hệ của những người đồng sở hữu không? Ví dụ con ruột và cha cùng sở hữu ngôi nhà đó, thì có ghi là quan hệ là cha – con trong chủ quyền nhà không?   3) Cơ quan nào giữ các hồ sơ chủ quyền nhà của người dân?   Xin được Quý Luật sư giúp đỡ vì 3 chuyện này rất quan trọng với tôi, bởi vì ba tôi nói với tôi rằng: nếu tìm được tên của bất kỳ ai ở VN mà có 1 trong 3 mối quan hệ ở điều 1 (quan hệ mẫu tử - phụ tử - mẫu, phụ tử cùng đứng tên ngôi nhà) thì ba tôi sẽ cho tôi cùng đứng tên ngôi nhà. Cho nên tôi đang tìm cách để biết được thông tin của những người chủ sở hữu như trên. Ba tôi sắp cưới vợ mới, nhưng người vợ đó rất xấu bụng, tôi rất lo cho ba tôi bị người vợ đó dụ dỗ.   Xin chân thành cám ơn Quý Luật sư !!!

Theo quy định pháp luật thì những người đứng tên chung trong "chủ quyền nhà" là các đồng sở hữu đối với căn nhà đó. Cơ sở để sở hữu có thể là từ cho tặng, thừa kế, mua bán,... Các quan hệ về nhân thân không có nhiều giá trị, ngoại trừ một số trường hợp như thừa kế, tài sản được cấp cho hộ gia đình,...

Vì vậy, nếu tài sản bạn nêu là của riêng bố bạn thì việc có cho bạn đứng tên chung hay không hoàn toàn tùy thuộc vào quyết định của ông ấy. Nếu bạn có căn cứ xác lập quyền hoặc quyền lợi của mình đối với tài sản đó thì bạn có quyền yêu cầu được đứng tên chung hoặc yêu cầu chia tài sản để sở hữu riêng.

Giấy tờ về chủa quyền nhà do những người chủ của nó nắm giữ hoặc quyết định đưa cho người khác nắm giữ, các tổ chức có thể nắm giữ trong những trường hợp pháp luật quy định. 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào