Khởi kiện con chưa thành niên hay cha mẹ để đòi bồi thường thiệt hại?
Con của chị vẫn là nguyên đơn trong đơn khởi kiện. Tuy nhiên, do con chị là người chưa thành niên nên tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của con chị (tức họ và tên chị). Đồng thời, ở phần cuối đơn, chị phải ký tên hoặc điểm chỉ.
Chị cũng cần lưu ý quy định:“người không biết chữ, không nhìn được, không thể tự mình làm đơn khởi kiện, không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án và phải có người làm chứng. Người làm chứng phải ký xác nhận việc khởi kiện và nội dung khởi kiện vào đơn khởi kiện trước mặt người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận trước mặt người khởi kiện và người làm chứng”
- Người chưa thành niên dưới 15 (mười lăm) tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 621 của BLDS năm 2005 (đoạn 1 khoản 2 Điều 606 BLDS 2005). Trường hợp này, cha mẹ cháu đã đánh con chị là bị đơn dân sự; còn cháu đánh con chị là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
- Người gây thiệt hại từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì phải bồi thường bằng tài sản của họ, nếu chưa đủ thì cha mẹ phải bồi thường phần còn thiếu (đoạn 2 khoản 2 Điều 606 BLDS 2005). Trường hợp này, bị đơn là cháu đã đánh con chị; cha, mẹ cháu là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự.
Thư Viện Pháp Luật