Xét xử là gì?
Xét xử là gì?
Xét xử là hoạt động xem xét, đánh giá bản chất pháp lí của vụ việc nhằm đưa ra một phán xét về tính chất, mức độ pháp lí của vụ việc, từ đó nhân danh Nhà nước đưa ra một phán quyết tương ứng với bản chất, mức độ trái hay không trái pháp luật của vụ việc (xét xử vụ án hình sự, dân sự, kinh doanh, thương mại, ...).
Là hoạt động đặc trưng, là chức năng, nhiệm vụ của các Tòa án. Các Tòa án là những cơ quan duy nhất của một nước được đảm nhiệm chức năng xét xử.
Mọi bản án do các Tòa án tuyên đều phải qua xét xử. Không một ai có thể bị buộc tội mà không qua xét xử của các tòa án và kết quả xét xử phải được công bố bằng bản án.
Phân theo nội dung xét xử có: Xét xử tội phạm hình sự, xét xử tranh chấp dân sự, xét xử khiếu kiện hành chính, xét xử tranh chấp lao động.
Phân theo cấp độ xét xử có: Xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm; (xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm).
Khi xét xử các Tòa án phải tuân theo các nguyên tắc: Khi xét xử thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật (Điều 9 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014); Tòa án nhân dân xét xử công khai, trừ trường hợp do luật định; Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số (Điều 10, 11, 12 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014).
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật