Chi phí lễ, tết, sinh nhật có được trừ và có phải đưa vào thỏa ước lao động tập thể hay không?
Tại Điều 1,Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 hướng dẫn thi hành Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01/10/2014 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế.
“Điều 1: Sửa đổi, bổ sung tiết e, điểm 2.2 và điểm 2.31 Khoản 2, Điều 6, Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (gọi chung là Thông tư số 78/2014/TT-BTC) như sau:
…
“2.31. Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế, trừ các khoản chi sau:
…
- Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác. Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp”.
Căn cứ theo quy định trên chi tiền lễ, tết, sinh nhật (trung thu cho con cán bộ công nhân viên); Mua quà cho phụ nữ các ngày 8/3; 20/10; xây nhà đồng đội được coi là khoản chi có tính chất phúc lợi khác được trừ khi xác định tính thuế TNDN trong tổng số chi có tính chất phúc lợi nhưng không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp (áp dụng cho kỳ tính thuế TNDN từ năm 2014 trở đi).
Thư Viện Pháp Luật