Công ước Geneva về bảo hộ thường dân trong chiến tranh là gì?
Công ước Geneva về bảo hộ thường dân trong chiến tranh là
Thỏa thuận quốc tế giữa 62 nước tại Hội nghị Giơnevơ ngày 12/8/1949, gồm 4 phần, 159 điều với nội dung nhằm giảm bớt đau khổ cho thường dân trong chiến tranh: các bên xung đột không được tấn công quân sự vào dân thường, thành viên lực lượng vũ trang đã hạ vũ khí, bị bệnh hoặc bị loại ra ngoài vòng chiến đấu, những nhân viên và phương tiện dùng cho việc cứu thương. Các bên xung đột sẽ lập ra những khu y tế, an ninh, khu trung lập và thông báo cho nhau biết địa điểm những khu ấy để đưa những người bị thương, bị bệnh, bị tàn tật, phụ nữ có thai, trẻ em mồ côi vì chiến tranh dưới 15 tuổi vào chăm sóc. Những người ngoại quốc ở trên lãnh thổ của một bên xung đột có quyền yêu cầu và được tạo điều kiện để rời khỏi lãnh thổ. Cấm giết, làm bị thương, dùng làm vật thí nghiệm, tra trấn, dùng nhục hình, bắt làm con tin, tuyên án và thì hành án đối với các đối tượng đã nêu trong công ước.
Việt Nam gia nhập Công ước vào ngày 5/6/1957
Thư Viện Pháp Luật