Đất sở hữu chung của dòng họ

Xin chào các luật sư! Tôi có một vấn đề muốn các luật sư tư vấn. Gia đình tôi có một mảnh đất do các cụ để lại và theo tôi được biết thì mảnh đất đó được gia đình. Tôi mua lại của dòng họ từ ngày xưa, và bây giờ trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì do ông nội tôi đứng tên. Trên mảnh đất đó có nhà thờ họ. Gần đây ông nội tôi muốn xây nhà trên mảnh đất này (chỗ đất gần nhà thờ họ) nhưng những người trong dòng họ không đồng ý và họ nói là chỗ đất đó nằm trong diện tích nhà thờ họ (những người trong họ truyền miệng chứ không có giấy tờ gì chứng minh) và họ nói là muốn xây thì phải ký vào 1 cái biên bản do họ viết với nội dung là ông tôi sẽ được xây nhà trênmảnh đất đó nhưng là xây trên đất của dòng họ. Và lúc đó ông tôi đã ký tên xác nhận. Tôi muốn hỏi là ông tôi ký xác nhận như thế thì có ảnh hưởng gì đến quyền sử dụng đất không. Nếu có tranh chấp xảy ra sau này thì gia đình tôi có gặp rắc rối gì không? Mong nhận được sự giúp đỡ của các luật sư. Xin chân thành cảm ơn!

Theo thông tin bạn cung cấp thửa đất thuộc quyền sử dụng của ông nội bạn,tuy nhiện trên thửa đất lại có nhà thờ của dòng họ, ông nội bạn đã ký vào biên bản thỏa thuận với dòng họ là xây nhà trên đất của dòng họ như vậy sau này việc sử dụng thửa đất đó sẽ rất phức tạp vì như vậy ông nội bạn đã thừa nhận đất đó là của dòng họ nên việc quản lý sử dụng hoặc xây dựng các công trình trên đó buộc phải có sự đồng ý của dòng họ.

Phần đất và nhà thờ đó được coi là tài sản sở hữu chung của cộng đồng - của dòng họ của bạn việc quản lý, định đoạt được quy định như sau:

Điều 220. Sở hữu chung của cộng đồng

1. Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, làng, bản, buôn, sóc, cộng đồng tôn giáo và các cộng đồng dân cư khác đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thoả mãn lợi ích chung hợp pháp của cả cộng đồng.

2. Các thành viên của cộng đồng cùng quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo thoả thuận hoặc theo tập quán, vì lợi ích của cộng đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

3. Tài sản chung của cộng đồng là tài sản chung hợp nhất.

Hiện tại nên giải quyết dứt điểm, phân biệt rõ phần nào của dòng họ và phần nào của cá nhân ông bạn như vậy sau này mới tránh được các tranh chấp.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào