Có 12 hộ đang sinh sống trên thửa đất 2000m, trong đó có hộ gia đình tôi. Được biết thửa đất này do ông bà xưa để lại trước năm 1975, nay đã qua 5 đời (Theo trích lục Sổ địa bộ của Trung tâm Tài nguyên môi trường: người đứng bộ đã qua đời, không thừa kế lại cho ai). Năm 1999, cả 12 hộ cùng nhau khai đất và đóng thuế theo diện tích thật phần đất họ đang sử dụng từ năm đó cho đến nay. Nay có 1 hộ nộp đơn lên Tòa án đòi lại phần đất gia đình tôi đang ở (đã khai và đóng thuế năm 1999 đến nay là 150m). Người này trình tờ khai đất năm 1999 của họ là 2000m (toàn bộ thửa đất), tuy nhiên chỉ có biên lai đóng thuế là 90m (phần đất họ đang sử dụng). Ngoài ra UBND Phường cũng chứng nhận năm 1977 hộ này có đăng ký ruộng đất tạm thời là 2000m. Xin nói rõ cả 12 hộ này chỉ có tờ khai năm 1999 về phần đất của mình chứ không hề có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay quyền thừa kế từ ông bà. Năm 1994, gia đình tôi cất nhà có được Phường cho số nhà và chứng nhận là Đất không tranh chấp. Xin nhờ Luật sư tư vấn một vài vấn đề sau: 1) Việc hộ kia gửi đơn kiện và đòi phần đất gia đình tôi đang sinh sống (ổn định 20 năm nay) có đúng hay không? 2) Trên 1 thửa đất 2000m do 12 hộ cùng khai, tại sao hộ này lại được khai 2000m, có sự trùng lắp các tờ khai với nhau? 3) Năm 1999, vì là Tổ trưởng dân phố nên hộ này biết rõ diện tích đất khai của mỗi hộ (các tờ khai phải nộp cho Tổ trưởng). Nếu vậy, sao hộ này để yên, giờ lại kiện đòi? 4) Với những chứng cứ trên khi kiện ra Tòa, gia đình tôi có bất lợi gì không? Nếu có, gia đình chúng tôi cần những giấy tờ nào để bảo vệ phần đất của mình?
Nếu hộ trên có giấy tờ chứng minh 2000m thuộc quyền sở hữu của mình (do ông bà để lại) thì theo luật Tòa án sẽ công nhận nên việc kiện đúng hay sai thì phải căn cứ vào hồ sơ
2. Việc 01 người khai trùng với 12 người thì phải do địa chính phường xác định tờ khai nào đúng tờ khai nào sai, và thông thường trong tờ kê khai, đều có ghi nguồn gốc đó cũng chính là căn cứ để giải quyết tranh chấp sau này
3. Việc tổ trưởng hay không , không phải là vấn đề quan trọng mà phải xem hồ sơ lưu trữ tại địa phương (địa chính xã/phườg/ quận huyện)