Chào Luật Sư! Gia đình chúng tôi có một khu đất hơn 3000 m2 làm nhà nghỉ. Nguồn gốc của mảnh đất này là do các chú, cô tôi cùng ông bà tôi để lại cho bố tôi hợp thành một sổ đứng tên bố tôi. Sự thoả thuận này được xác thực bởi UBND Xã là chữ ký và nội dung trên là có thật. Trong sự thoả thuận đó bố tôi được phép đứng ra làm đại diện để đứng sổ và đầu tư khu nhà nghỉ tạo công ăn việc làm cho con cháu trong dòng họ nhưng không được bán hay chuyển nhượng cho bất kỳ ai. Nếu làm sai bố tôi phải hoàn trả số đất đã góp ở trên lại cho các thành viên. Năm 2011 do cần tiền để đầu tư nên bố tôi đã uỷ quyền cho kế toán của công ty (vì lúc đó bố tôi bị báo đỏ ở ngân hàng) đi vay tiền lấy ra và đi vay ở một ngân hàng khác được nhiều hơn để trang trải công nợ và đầu tư, nhưng thừa lúc chủ quan kế toán đã làm hợp đồng uỷ quyền không thù lao với các nội dung - Có quyền sử dụng mảnh đất nêu trên. - Được phép sang tên đổi chủ, cho tặng cho người thứ ba. - Được phép sử dụng để thế chấp vay ngân hàng. Sau đó kế toán nói với bố tôi là sang tuần ngân hàng sẽ ra kiểm tra tài sản và cho vay, cơ chế đã làm xong rồi. Thì cùng lúc đó kế toán lại ra UBND xã làm thủ tục sang tên đổi chủ cho người thân trong gia đình mình. Khi phát hiện ra sự bất thường trong hợp đồng uỷ quyền trên,bố tôi đã có đơn yêu cầu không sang tên đổi chủ và yêu cầu huỷ hợp đồng uỷ quyền nêu trên nhưng khi bố tôi về kế toán lại thuê xã hội đen săn đón để không thể đến phòng công chứng thanh lý hợp đồng uỷ quyên nêu trên. Nay khi họp gia đình bố tôi vẫn khẳng định với mọi người trong họ hàng là chỉ uỷ quyền đi vay ngân hàng vì không lý nào một tài sản lớn như thế lại cho không người ngoài hay cho tặng một cách vô lý. Kể cả có nợ nần thì cũng phải được phân định để đánh giá tài sản trả nợ chứ không thể cho không và ông vẫn làm đúng với thoả thuận với mọi người như đã ký trước khi làm sổ đất nhưng do có tính chất nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến tính mạng nên ông không có cách nào huỷ được hợp đồng uỷ quyền đó.Kính mong luật sư tư vấn cho gia đình họ tộc chúng tôi biết, làm thế nào để chúng tôi có thể huỷ được hợp đồng uỷ quyền nêu trên mà không cần sự có mặt của kế toán hay bố tôi.
Nếu bố bạn có thông báo bằng văn bản gửi tới phòng Công chứng, Phòng TN&MT và người nhận ủy quyền biết là bố bạn đã đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền đó theo quy định tại Điều 426 Bộ luật dân sự thì hợp đồng ủy quyền đó không còn giá trị và người nhận ủy quyền không thể định đoạt được nhà đất đó.
Nếu bố bạn không kịp gửi văn bản thông báo chấm dứt ủy quyền đó, nhà đất đó đã được sang tên cho người khác theo văn bản ủy quyền thì bố bạn có thể khởi kiện yêu cầu hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng mà người nhận ủy quyền đã nhân danh bố bạn thực hiện...