Mua bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước
Chính phủ có NĐ 61/NĐ-CP ngày 5-7-1994 thống nhất việc mua bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê, giao cho UBND địa phương thực hiện thông qua các hợp đồng mua bán giữa Xí nghiệp Quản lý nhà và người mua.
Việc mua bán này trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện. Việc nhà máy phân phối nhà ở cho CBCNV thực chất là nhà máy lấy tài sản của Nhà nước cho ông thuê. Đến năm 2000, khi nhà ở hư hỏng ông được nhà máy cho phép xây lại để ở, như vậy từ thời điểm đó giá trị nhà cấp 4 bằng 0.
Theo NĐ 23/2006/NĐ-CP và điều 498 - Bộ luật Dân sự thì hợp đồng thuê nhà cũng chấm dứt. Nếu Xí nghiệp Quản lý nhà yêu cầu ông ký hợp đồng thuê nhà là không có căn cứ. Do vậy ông không phải trả tiền thuê nhà kể từ thời điểm nhà đó không còn. Nếu cơ quan quản lý nhà bắt mua nhà cấp 4 bằng 40% giá trị ban đầu là không có căn cứ vì khi Xí nghiệp Quản lý nhà nhận chuyển giao nhà khi nhà không còn. Theo điều 450, điểm 3 - Luật Dân sự thì Xí nghiệp Quản lý nhà không có nhà để giao đúng thời hạn thì sẽ vi phạm hợp đồng mua bán nhà.
Việc nhà máy giao quyền quản lý cho Xí nghiệp Quản lý nhà nhằm thống nhất sự quản lý của Nhà nước về nhà, đất theo NĐ 61/CP là đúng với thẩm quyền không phụ thuộc vào ý chí của người thuê.
Khi ông muốn làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ông phải thanh toán tiền sử dụng đất là đúng (theo NĐ 23/2006). Khi bán nhà, đất theo NĐ 61/CP có chính sách miễn giảm tiền sử dụng nhà, đất theo chế độ ban hành trước ngày 1-1-2005, ông cần xuất trình giấy tờ hợp lệ để được miễn trừ tiền đất. “Giá đất khi bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê được thực hiện theo giá mà UBND cấp tỉnh áp dụng tại thời điểm ngày 31-12-2004. Mức thu tiền sử dụng đất khi bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước thực hiện theo quy định tại NĐ 61/CP và NĐ 21/CP”.
Đất nơi ông đang ở thuộc sở hữu Nhà nước, do vậy đất ông ở thuộc đối tượng điều chỉnh của NĐ 61/CP chứ không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Đất đai năm 2003 như ông viện dẫn.
Thư Viện Pháp Luật