Làm thủ tục nhận nuôi con nuôi ở đâu?
Thứ nhất: Thủ tục nhận nuôi con nuôi
Hiện nay, pháp luật về nuôi con nuôi không quy định về việc giấu địa chỉ của cha mẹ nuôi với cha mẹ đẻ của đứa trẻ. Tuy nhiên, thủ tục nhận nuôi con nuôi có quy định hồ sơ của người nhận nuôi con nuôi phải có địa chỉ, tình trạng chỗ ở (Điều 17, Luật Nuôi con nuôi 2010)
Về việc giấu địa chỉ của cha mẹ nuôi với cha mẹ đẻ của đứa trẻ, khoản 1 Điều 9 Nghị định 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn luật nuôi con nuôi quy định: “Khi kiểm tra hồ sơ, công chức tư pháp – hộ tịch phải nghiên cứu, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng và hoàn cảnh của những người liên quan. Trường hợp người được nhận làm con nuôi có cha mẹ đẻ, thì công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra việc cha mẹ đẻ có thỏa thuận với cha mẹ nuôi để giữ lại quyền, nghĩa vụ đối với con và cách thức thực hiện quyền, nghĩa vụ đó sau khi đã cho làm con nuôi.” Theo quy định này, quyền và nghĩa vụ đối với người con do cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi thỏa thuận, nếu cha mẹ nuôi của đứa trẻ có nguyện vọng về việc thăm nom hay cùng chăm sóc đứa trẻ cùng cha mẹ đẻ thì việc bạn muốn giấu địa chỉ sẽ không được chấp thuận.
Mặt khác, người con nuôi được biết nguồn gốc của mình theo quy định tại điều 11 Luật nuôi con nuôi 2010.
Thứ hai: Thẩm quyền đăng ký nhận nuôi con nuôi
Khoản 1 điều 2 Nghị định 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn luật nuôi con nuôi quy định việc nhận nuôi con nuôi phải được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi, cụ thể ở trường hợp này là ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em được nhận làm con nuôi đăng kí thường trú.
Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi được thực hiện theo quy định tại Điều 22 của Luật Nuôi con nuôi. Theo đó, khi đăng ký nuôi con nuôi, cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ, người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và người được nhận làm con nuôi phải có mặt. Công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi và trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho các bên.
Thư Viện Pháp Luật