Phân chia di sản khi đã hết thời hiệu khởi kiện thừa kế.

Mẹ tôi được ông bà ngoại giao cho quản lý di sản của mình là nhà, đất từ năm 1982. Sau đó, năm 1985 và năm 1987 ông bà tôi lần lượt qua đời mà không để lại di chúc. Tôi nghe nói: Nếu người quản lý tài sản 30 năm trở lên (không có sự tranh chấp) thì được công nhận chủ sở hữu? Nếu các bác và dì tôi (bên ngoại) khởi kiện chia thừa kế, thì Tòa án có giải quyết như thế nào? Trường hợp nào mẹ tôi được sở hữu nhà đất đó?

Theo thông tin bạn cung cấp: ông bạn mất vào năm 1985 và bà bạn mất năm 1987 mà nhà đất là của ông bà bạn thì việc mẹ bạn được giao quản lý khối tài sản trước khi ông bà bạn mất không phải là "quản lý di sản" này từ năm 1982.
Do đó, quy định về việc "Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu" không được áp dụng trong trường hợp này.
Trường hợp phát sinh tranh chấp giữa những người thừa kế thuộc hàng thứ nhất, mà khởi kiện đề nghị phân chia di sản thừa kế thì thời hiệu khởi kiện (10 năm, tính từ ngày bà bạn mất) đã hết, Toà án sẽ không thụ lý hồ sơ.
Tuy nhiên, Toà án có thể thụ lý để giải quyết phân chia tài sản chung trong trường hợp như sau: Các con của ông bà bạn không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều công nhận nhà đất nói trên là di sản của ông bà ngoại bạn để lại và chưa phân chia thì khi người khởi kiện xuất trình được các căn cứ nêu trên và đề nghị Toà án chia tài sản chung.
Khi xét xử, Toà án có thể căn cứ công sức duy trì và tôn tạo khối tài sản cho mẹ bạn và có thể quyết định giao nhà đất cho mẹ bạn sở hữu và sử dụng nhưng mẹ bạn sẽ phải thanh toán phần giá trị tài sản cho những người còn lại.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thừa kế

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào