Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề.
Khi anh mua nhà của ông A thì lối đi đã hình thành từ trước nên anh có toàn quyền sử dụng lối đi đó. Theo quy định tại khoản 3 điều 275 - Bộ luật Dân sự (BLDS) nêu: Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên mà không phải đền bù.
Như vậy khi anh mua nhà phía trong lối đi này đã được hình thành và người chủ trước khi bán đã cắt lối đi cho nhà ông A là đúng pháp luật và anh sử dụng nó là đương nhiên mà không phải đền bù.
Việc hộ liền kề không cho anh tiếp tục sử dụng hệ thống cấp, thoát nước, đường dây điện, thông tin liên lạc… đi qua nhà họ là không đúng. Theo điều 273 - BLDS về quyền sử dụng hạn chế bất động ản liền kề thì “chủ sở hữu nhà người sử dụng đất có quyền sử dụng bất động sản liền kề thuộc sở hữu của người khác để đảm bảo các nhu cầu của mình về lối đi, cấp, thoát, nước, đường dây tải điện thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý, nhưng phải đền bù, nếu không có thỏa thuận”.
Tuy nhiên, khi anh mua căn nhà này thì tất cả các hệ thống nói trên đã hình thành và được sử dụng từ chủ cũ. Do đó, theo quy định tại điều 274 khoản 2 - BLDS nêu rõ: “trong trường hợp quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề đã được xác lập cho chủ sở hữu nhà, quyền sử dụng đất thì người được chuyển giao nhà, quyền sử đất cũng được hưởng quyền đó”. Theo đó, anh được tiếp tục sử dụng hệ thống cấp, thoát, nước, đường dây tải điện thông tin liên lạc… mà không phải đền bù cho hộ liền kề.
Thư Viện Pháp Luật