Xác minh điều kiện thi hành án dân sự.
Căn cứ điều 8 Nghị định 173/2004/NĐ-CP của Chính phủ thì chính quyền địa phương, cơ quan đăng ký quyền sở hữu, sử dụng, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và các tổ chức, cá nhân liên quan phải tạo điều kiện, cung cấp các thông tin cần thiết theo quy định của pháp luật cho cơ quan thi hành án (THA) trong việc xác minh điều kiện THA của đương sự. Ngoài ra, pháp luật cũng qui định quyền và trách nhiệm của người được THA trong việc chứng minh điều kiện THA của người phải THA. Khi xác minh trực tiếp, chấp hành viên (CHV) phải xác minh cụ thể hiện trạng tài sản, điều kiện kinh tế, không chỉ căn cứ vào nội dung trình bày của đương sự hoặc xác nhận của UBND cấp xã mà phải căn cứ vào những xác nhận của cả các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Việc xác minh thông thường dựa vào hợp đồng mua bán, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc tặng cho; thông qua chủ sở hữu, chính quyền địa phương, cơ quan có chức năng đăng ký quyền sở hữu, sử dụng, đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc thông người làm chứng là người bán, hoặc chính quyền địa phương, công chứng, cơ quan khác có liên quan; mặt khác, hoặc những người có quyền, nghĩa vụ liên quan...
Trong nhiều trường hợp, nếu tài sản để THA lại được cầm cố, thế chấp hợp pháp thì không thuộc diện kê biên thì CHV phải thông báo cho người nhận cầm cố, thế chấp biết nghĩa vụ của người phải THA và đợi đến khi người cầm cố, thế chấp thanh toán nghĩa vụ theo hợp đồng liên quan thì mới tiến hành kê biên được tài sản để THA.
Tuỳ từng trường hợp, nếu việc THA chưa có điều kiện thi hành thì Thủ trưởng cơ quan THA dân sự có thẩm quyền ra quyết định hoãn THA hoặc trả lại đơn yêu cầu THA . Trong trường hợp Thủ trưởng cơ quan THA đó ra quyết định trả lại đơn yêu cầu THA, pháp luật cũng cho phép người được THA có quyền chứng minh việc người phải THA có tài sản để THA và yêu cầu THA trở lại.
Thư Viện Pháp Luật