Bản án số 05/2015/DS-PT ngày 09/02/2015 của Toà án Nhân dân tỉnh Yên Bái xét xử, quyết định: bà Đặng Thị Kim Anh được sở hữu 01 nhà 03 tầng trên diện tích đất ở 55.3m2, đất trồng cây lâu năm diện tích 77,7m2 theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất H 2404 ngày 01/4/2009 tại tổ 27 đường Quang Trung thành phố Yên Bái. Bà Kim Anh phải thanh toán cho tôi với số tiền 603.020.000 đồng. Ngày 13/03/2015, Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Yên Bái đã thi hành cho tôi được 200.000.000 đồng. Chấp hành viên thông báo cho tôi biết số tiền còn lại phải hết tháng 8/2015 mới thi hành được. Đến ngày 31/8/2015 Chấp hành viên lại thông báo phải hết tháng 10/2015 mới thi hành được do hiện tại bà Kim Anh chưa có tiền để nộp. Tôi đề nghị Chấp hành viên có biện pháp buộc bà Kim Anh phải thi hành cho tôi số tiền còn lại theo quyết định của bản án, tuy nhiên Chấp hành viên lại khuyên tôi đồng ý cho bà Kim Anh đến tháng 10/2015 sẽ thi hành xong cho tôi. Vậy theo quy định của pháp luật Bản án số 05/2015/DS-PT ngày 09/02/2015 của Toà án Nhân dân tỉnh Yên Bái có được thi hành không? Trách nhiệm của Chấp hành viên trong tổ chức thi hành án được quy định như thế nào? Nếu bà Kim Anh không tự nguyện nộp tiền thì Chấp hành viên có biện pháp gì để thi hành dứt điểm bản án? Tôi rất mong được sự giúp đỡ và tư vấn của Ban tư vấn pháp luật, Xin chân thành cảm ơn!
Theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì Bản án dân sự phúc thẩm số 05/2015/DS-PT ngày 09/02/2015 của Toà án Nhân dân tỉnh Yên Bái có hiệu lực pháp luật, do đó căn cứ khoản 1 Điều 35 và Điều 36 Luật thi hành án dân sự, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Yên Bái ra quyết định thi hành án và phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành vụ việc.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên được quy định tại Điều 20 Luật thi hành án dân sự. Theo đó, hết thời hạn tự nguyện thi hành án nếu bà Kim Anh có điều kiện thi hành án thì Chấp hành viên có quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế theo Điều 71 Luật Thi hành án dân sự để thi hành án cho bạn.