Sử dụng chất kích thích khi tham gia giao thông gây tai nạn chết người phải đền bù những gì?

Tôi có người nhà mới gây tai nạn giao thông vào chiều ngày 24 tháng 12. Hiện nay gia đình tôi rất bối rối và hoang mang nên kính mong luật sư giải đáp giúp. Cụ thể vụ tai nạn như sau: Người nhà tôi có sử dụng heroin, trong khi vẫn còn đang kích động đã lùi xe ô tô vào ven đường mà không biết có người ngồi ở đó, dẫn đến chết người. Nạn nhân là một cụ già 83 tuổi. Xe mà người nhà tôi lái là xe của chủ khác, người nhà tôi được thuê chở hàng nhưng xe lúc đó không có giấy tờ gì. Sau khi xảy ra tai nạn, nhà tôi đã tạm đền bù cho nhà nạn nhân 15tr đồng và đến lo mai táng. Hiện nay cơ quan công an vẫn chưa tạm giữ người nhà tôi, và đang tiến hành điều tra. Tôi rất lo lắng không biết gia đình mình phải đền bù những gì, và phải chịu xử phạt như thế nào. Kính mong luật sư giải đáp sớm. Gia đình tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư!

 

1/ Do ngừời nhà của bạn có sử dụng heroin khi đang điều khiển xe và đã gây chết người. Do vậy theo qui định của pháp luật, người nhà của bạn đã vi phạm theo điều 202, khoản 2, điểm b BLHS. được qui định như sau:

Điều 202.  Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ 

1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến năm năm.

 2. Phạm tội  thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;

b) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;

2/ Việc gia đình bạn đã tạm bền bù cho nạn nhân 15 triệu là 1 tình tiết được xem là tình tiết giảm nhẹ theo qui định tại điều 46, khỏan 1, điểm b BLHS. Vấn đề còn lại là bạn và gia đình bạn cố gắng khắc phục thêm những thiệt hại mà gia đình bên bị hại đã gánh chịu. Bạn có thể tham khảo qui định này nhé, sẽ có ích cho người nhà của bạn nếu biết vận dụng.

Điều 46.  Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;

c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;  

đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái  pháp luật của người bị hại hoặc  người khác gây ra;

e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

h)  Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

i) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;

k) Phạm tội do lạc hậu;

l) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

m) Người phạm tội là người già;

n) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

o) Người phạm tội tự thú;

p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;

r) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

s) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc  công tác.

2. Khi quyết định hình phạt, Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ  trong bản án.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội xâm phạm an toàn công cộng

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào