Các dấu hiệu cơ bản của tội vi phạm các quy định về duy tu, sửa chữa, quản lý các công trình giao thông

Các dấu hiệu cơ bản của tội vi phạm các quy định về duy tu, sửa chữa, quản lý các công trình giao thông được pháp luật quy định như thế nào?

 
1.      Các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm
 
Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt, chỉ có những người có trách nhiệm trong việc duy tu, sửa chữa, quản lý cá công trình giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường không như: thủ trưởng, phó thủ trưởng hoặc những người có trách nhiệm khác trong các đơn vị quản lý đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường không.

2. Các dấu hiệu thuộc về khách thể của tội phạm

Khách thể của tội phạm này là trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường không.

Đối tượng tác động của tội phạm này là các công trình giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường không
 
- Công trình đường bộ: đường, cầu, cống, hầm, vỉa hè đường đô thị, bến phà, bến xe, hệ thống thoát nước, cọc tiêu biển báo và các công trình, thiết bị phụ trợ khác
 
- Công trình đường sông: luồng chạy tàu thuyền trên sông, hồ, kênh đào và ven vịnh; tàu thuyền, kè, đập, cảng, bến, kho bãi, phao tiêu báo hiệu và các công trình, thiết bị phụ trợ khác.
 
- Công trình đường sắt: đường, hầm, cầu, cống, nhà ga, kho bãi, hệ thống thông tin tín hiệu và các cong trình, thiết bị phụ trợ khác.
 
Các công trình đường hàng không dân dụng, công trình giao thông hàng hải được quy định tại luật hàng không dân dunaj Việt Nam
 
3.Các dấu hiệu thuộc về khách quan của tội phạm

   a) Hành vi khách quan

Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi vi phạm các quy định về duy tu, sửa chữa, quản lý các công trình giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không.

Biểu hiện của hành vi vi phạm là không làm hoặc làm không đúng các quy định về duy tu, sửa chữa, quản lý các công trình giao thông.

Các quy định về duy tu, sửa chữa, quản lý các công trình gaio thông tùy thuộc vào công trình đó là công trình giao thông cụ thể nào mà nhà nước quy định người có trách nhiệm phải làm những việc gì.

Khi xác định hành vi vi phạm của người có trách nhiệm trong việc duy tu, sửa chữa, quản lý các công trình giao thông, phải căn cứ vào trách nhiệm của họ đối với công trình giao thông cụ thể (đường bộ, đường sắt, đường thủy hay đường không), đồng thời đối chiếu với quy định của Nhà nước về việc duy tu, sửa chữa, quản lý các công trình giao thông đó để xác định hành vi vi phạm của họ. Hiện nay các quy định về việc duy tu, sửa chữa, quản lý các công trình giao thông không tập trung ở một văn bản pháp luật, mà nằm rải rác ở nhiều văn bản, do đó khi cần xác định hành vi vi phạm trong trường hợp cần thiết phải tranh thủ ý kiến của cơ quan chủ quản như Bộ giao thông vận tải, Tổng cục đường sắt, Cục quản lý công trình giao thông đường thủy và Tổng cục hàng không dân dụng Việt Nam.

     b) Hậu quả

Hậu quả cũng là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này, nếu hành vi vi phạm của người có trách nhiệm trong việc duy tu, sửa chữa, quản lý các công trình giao thông mà chưa gây ra thiệt hại cho tính mạng hoặc chưa gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác thì chưa cấu thành tội phạm.

Việc xác định thiệt hại cũng tương tự như đối với tội vi phạm các quy định an toàn giao thông khác.

Nếu gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2, khoản 3 của điều luật.

  c) Các dấu hiệu khách quan khác

Ngoài hành vi khách quan , đối với tội vi phạm của người có trách nhiệm trong việc duy tu, sửa chữa, quản lý các công trình giao thông, nhà làm luật quy định một số dấu hiệu khách quan khác là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm như: tiêu chuẩn, chất lượng các công trình giao thông, phạm vi an toàn giao thông,v..v…

4.Các dấu hiệu thuộc về chủ quan của tội phạm

Cũng như đối với các tội vi phạm các quy định về an toàn giao thông, người thực hiện hành vi vi phạm quy định trong việc duy tu, sửa chữa, quản lý các công trình gaio thông là do vô ý (vô ý vì quá tự  tin hoặc vô ý vì cẩu thả, nhưng chủ yếu là vô ý vì quá tự tin)

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào