Thế nào là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản?
Theo Khoản 1 Điều 139 BLHS: "Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm".
Về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà bạn đã thắc mắc, cần xem xét có đủ các dấu hiệu sau đây không:
Hành vi của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải thỏa mãn 2 yếu tố:
- Một là, hành vi lừa dối của người đó bằng lời nói, hành động hoặc biểu hiện ngôn ngữ khác nhằm cung cấp những thông tin sai lệch về sự việc, như nói không thành có, ít thành nhiều, xấu thành tốt, giả thành thật... làm cho bạn tin là người đó có thể làm được việc.
- Hai là, bạn đã nhầm tưởng tin vào các thông tin không đúng sự thật và đã tự nguyện trao tài sản cho người đó.
Thỏa mãn hai yếu tố này sẽ cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nhưng trong trường hợp này bạn không tin là người đó có thể làm được, mà vẫn đưa tiền. Nếu bạn đưa ra tình huống như vậy thì có thể không có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tuy nhiên, tình huống của bạn khá phức tạp để đưa ra kết luận là người nhận tiền của bạn có hành vi vi phạm pháp luật hay không nếu như không có hồ sơ và các tình tiết đầy đủ để nghiên cứu. Bạn có thể gửi đơn tố cáo tới công an, viện kiểm sát hoặc tòa án nơi bạn thường trú để được giải quyết. Nhưng xin lưu ý: Khi trình bài vụ việc bạn nên coi những băng ghi âm như là một phương thức tự vệ của bạn thôi thì khi đó nó mới có thể có lợi cho bạn.
Thư Viện Pháp Luật