Em tên Chu Văn Trường, sinh năm 1988, tại Hà Nội có thắc mắc cần được tư vấn về tội danh sử dụng xe trộm cắp. Năm 2010 em là sinh viên mới ra trường nên khả năng tài chính eo hẹp nên mua xe từ 1 người không quen biết để sử dụng đi làm, qua giới thiệu nên được biết người này nói đây là xe mất giấy tờ nên mua giá 5 tr đồng xe Dream Việt Nam, qua thời gia sử dụng em có làm 1 cái biển số Hà Nội khác để lắp vào xe mình để sử dụng, tại các của hàng có dịch vụ làm biển số xe. Hiện giờ em cũng không biết người bán là ai để đi tìm. em chưa từng có 1 vụ việc gì liên quan tới pháp luật từ trước tới nay cả. Đến này, vào ngày 22/4/2013 thì em có sẩy ra xô sát trên đường nên bị các đồng chí công an tam giữ xe và điều tra, đến ngày 24/04/2013 thì em được cơ quan công an gọi lên để giải quyết và thông báo với em là đây là xe gian của 1 người nghệ an bị mất, lúc này em rất bàng hoàng và sững sờ. Anh công an có giúp tôi làm bản tường trình và nói trả lại xe cho người bị mất. Tại đồn công an các anh công an có nói sẽ giúp em để ko phải ở tội danh tại điều 250 và nói với tôi là viết trong biên bản là tôi nhặt được chiếc biển số hiện tại và lắp vào sử dụng vì thấy tôi là 1 người khai báo thành khẩn và tác phong đứng đắn, và nói về đợi để các anh ấy hội ý với lãnh đạo của đồn CA đó xem có giải quyết cho em để ko phải chuyển lên công an Huyện. để mọi thủ tục gọn nhẹ hơn..., hiện em đang làm cho 1 công ty cổ phần tại HN công việc cũng tương đối ổn định, nên em cũng thấy rất lo sợ. Vậy cho em hỏi nếu như trường hợp của em như vậy có được áp dụng theo điều luật 250 (tiêu thụ tài sản trộm cắp) không, vì thực sự em rất lo vì từ trước tới nay đây là lần đầu tiên em va chạm với pháp luật, mong Luật Sư tư vấn giúp em. Em xin chân thành cảm ơn.
Liên quan tới trường hợp của em Điều 250 Bộ luật Hình sự quy định:
Điều 250. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp ;
c) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn;
d) Thu lợi bất chính lớn;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị rất lớn;
b) Thu lợi bất chính rất lớn.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn;
b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.
Trường hợp cơ quan công an chứng minh được em biết chiếc xe trên là tài sản do trộm cắp mà có nhưng em vẫn tiêu thụ thì em sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.