Bố mẹ tôi có 1 mảnh vườn khoảng 2 sào đất của các cụ tổ tiên để lại, bố mẹ tôi có 4 người con 2 trai 2 gái. Chúng tôi đều đã có gia đình riêng. Mẹ tôi mất năm 2008 khi bà 89 tuổi. Bố tôi hiện nay đang ở tuổi 96, là cán bộ kháng chiến chống Pháp. Trong khu vườn hiện nay của bố tôi, có con dâu thứ 3 và 3 gia đình cháu nội con trai của con thứ 3 của bố mẹ tôi đang ở vì con thứ 3 của bố mẹ tôi đã mất. Anh chị em chúng tôi không ai tranh chấp. Năm 2010 bố tôi có lập di chúc cho con cháu sử dụng tài sản và đất ở nhưng chưa công chứng được, tháng 3 năm 1013 con gái út của bố mẹ tôi lên UBND xã Yên Quang hỏi thì chính quyền xã nói là bây giờ không có luật di chúc nữa. UBND xã hướng dẫn: Sắp tới chia lại đất, đất ở mỗi gia đình chỉ được 360m2, nên mọi người phải chia vườn của bố mẹ cho các con, với lệ phí mỗi sổ đỏ từ 250.000 đến 300.000 tùy từng nhà. Nếu ra huyện Nho quan trực tiếp chia tách sổ từ đất ở của bố mẹ cho con cháu thì hết 200.000/ 1 sổ. Nếu gia đình nào không chia thì xã đo lại,nếu đất ở mà quá 360m2 thì xã sẽ cắt đất sản xuất nông nghiệp. Tôi được biết đất tổ tiên để lại, bố mẹ cho con cháu ở thì không mất tiền lệ phí, và cách làm của UBND xã Yên quang, huyện Nho Quan có đúng không?
Trước hết việc khẳng định của cơ quan địa phương trả lời ông như vậy là chưa chính xác về việc không có luật di chúc. Các quy định về di chúc được quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2005, bộ luật này vẫn đang có hiệu lực pháp luật.
Thứ hai về việc tặng cho, chia tách thửa..... và mức 360m2 đó được coi là hạn mức đất ở tối đa mà hộ gia đình, cá nhân được quản lý,sử dụng. Nếu có diện tích đất trong cùng một thửa vượt quá 360m2 thì có thể phần diện tích đó không được công nhận là đất ở, trường hợp gia đình ông bà muốn toàn bộ thửa đất đó là đất ở thì cần thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng của phần đang là đất vườn.
Đối với đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nay nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận lần đầu thì toàn bộ diện tích đất ở được sử dụng trước ngày 18/10/1980 sẽ được miễn tiền sử dụng đất.