Đại diện cho con chưa thành niên
BLDS năm 2005 quy định:
"Điều 141 Người đại diện theo pháp luật
Người đại diện theo pháp luật bao gồm:
1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
2. Người giám hộ đối với người được giám hộ;
3. Người được Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
4. Người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
5. Chủ hộ gia đình đối với hộ gia đình;
6. Tổ trưởng tổ hợp tác đối với tổ hợp tác;
7. Những người khác theo quy định của pháp luật.
Điều 144. Phạm vi đại diện
1. Người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Phạm vi đại diện theo ủy quyền được xác lập theo sự ủy quyền.
3. Người đại diện chỉ được thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện.
4. Người đại diện phải thông báo cho người thứ ba trong giao dịch dân sự biết về phạm vi đại diện của mình.
5. Người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.".
Như vậy theo quy định pháp luật trên thì vợ bạn có quyền chuyển nhượng thửa đất của con bạn vì lợi ích của con bạn (dùng tiền cho việc học hành, chữa bệnh, nuôi dưỡng...). Tuy nhiên, nếu bạn có căn cứ chứng minh là việc vợ bạn chuyển nhượng thửa đất đó vì mục đích cá nhân gây ảnh hưởng đến quyền lợi của con bạn thì bạn có thể khởi kiện để yêu cầu Tòa án hủy bỏ hợp đồng đó để đòi lại tài sản cho con bạn.
Thư Viện Pháp Luật