Hút ma túy có phạm tội không?
Sử dụng trái phép chất ma túy là một hành vi pháp luật ngăn cấm.
Trước đây Bộ luật hình sự năm 1999 quy định về tội sử dụng trái phép chất ma tuy như sau:
“1. Người nào sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, đã được giáo dục nhiều lần và đã bị xử lý hành chính bằng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc mà còn tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm”
Cho đến khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2009 được ban hành đã bãi bỏ Điều 199 Bộ luật hình sự (Khoản 36 Điều 1 Luật hình sự sửa đổi 2009).
Do đó, con trai bác sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng trái phép chất ma túy.
Tuy nhiên, tùy vào tình tiết khách quan của vụ án, cơ quan điều tra có thể xem xét khởi tố con trai bác tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo quy định tại Điều 194 BLHS 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009:
“Điều 194. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy
Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm…”
Trong trường hợp không đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì con trai bác sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
“Điều 21. Vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tàng trữ, vận chuyển hoặc chiếm đoạt chất ma túy trái phép;
b) Tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy;
c) Sản xuất, mua, bán những dụng cụ sử dụng chất ma túy trái quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi trồng các loại cây thuốc phiện, cây cần sa và các loại cây khác có chứa chất ma túy”.
Thư Viện Pháp Luật