Thưa luật sư. Vào năm 2010 gia đình em có giấy gọi làm hồ sơ xuất cảnh, nên có giao kèo bán nhà với một người hàng xóm thân thiết. Vì thân thiết nên bên mua đặt cọc nhiều lần và tới nay là 160 triệu. Trong tổng số giá trị căn nhà giao kèo là 250 triệu. Lúc nhận tiền, gia đình em có giao ước và bên mua cũng đồng ý là nếu người con trai lớn của em không đi cùng gia đình được thì giao kèo bán nhà bị huỷ bỏ để lấy lại nhà cho con em ở. Nay bên mua viết một bức xác nhận bằng tay với nội dung: Nhà em sắp xuất cảnh có hứa ban nhà và đã nhận bên đó 160tr số tiền đặt cọc, mà không có ghi trường hợp xấu nhất là con trai em k đi đc và em đã vội vả kí. Vậy luật sư cho em hỏi: - Với tờ giấy biên nhận đó, liệu bên mua có thể tự ý hợp thức hoá thành Hợp đồng mua bán nhà được không? - Và nếu bên kia khởi kiện, liệu bên em có bị bồi thường hay gì không? Xin luật sư tư vấn giúp em. Chân thành cám ơn!
Điều 692 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định:
"Ðiều 692. Hiệu lực của việc chuyển quyền sử dụng đất
Việc chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.".
Theo thông tin bạn nêu thì việc chuyển quyền sử dụng đất của gia đình bạn chỉ dừng lại ở việc đặt cọc mà chưa ký kết, công chứng hợp đồng chuyển nhượng, chưa đăng ký sang tên. Với giấy tờ mua bán, chuyển nhượng như vậy thì bên nhận chuyển nhượng không thể đăng ký, sang tên quyền sử dụng đất. Do vậy, gia đình bạn vẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Tình huống xấu nhất thì gia đình bạn phải chịu phạt cọc theo quy định pháp luật.