Điều kiện thủ tục, nhập khẩu vào Hà Nội
Theo quy định tại Luật Cư trú năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú năm 2013, có hiệu lực ngày 01/01/2014 thì điều kiện nhập khẩu về thành phố trực thuộc trung ương như sau:
Tại khoản 1 và khoản 6 Điều 20 Luật Cư trú có quy định:
“Điều 20. Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương
Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương:
1. Có chỗ ở hợp pháp, trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một năm trở lên, trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên;
6. Việc đăng ký thường trú vào nội thành thành phố Hà Nội thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật Thủ đô”.
Theo quy định tại Luật Thủ đô tại khoản 4, Điều 19 thì:
“4. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú ở nội thành:
a) Các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 20 của Luật cư trú;
b) Các trường hợp không thuộc điểm a khoản này đã tạm trú liên tục tại nội thành từ 3 năm trở lên, có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở; đối với nhà thuê phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội và được sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức, cá nhân có nhàcho thuê cho đăng ký thường trú vào nhà thuê”.
Như vậy, bạn có thể đáp ứng các quy định tại Khoản 1 Điều 20 Luật Cư trú và điểm b, khoản 4, điều 19 Luật Thủ đô. Đối chiếu quy định của bạn thì bạn đã ở Hà Nội được hơn 4 năm nhưng bạn phải thực hiện việc đăng ký tạm trú liên tục tại nội thành từ 3 năm trở lên mới đủ điều kiện nhập khẩu mặc dù bạn có nhà ở chính chủ thuộc sở hữu của mình.
Về thủ tục nhập khẩu bạn thực hiện theo quy định tại Điều 21 Luật Cư trú, cụ thể:
“Điều 21. Thủ tục đăng ký thường trú
1. Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan công an sau đây:
a) Đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;
2. Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:
a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;
b) Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này;
c) Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc Trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.
3. Lâ.
Về giấy chuyển khẩu:
“Điều 28. Giấy chuyển hộ khẩu
2. Giấy chuyển hộ khẩu được cấp cho công dân trong các trường hợp sau đây:
b) Chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc Trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
3. Thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu được quy định như sau:
b) Trưởng Công an huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chuyển hộ khẩu cho trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
4. Hồ sơ cấp giấy chuyển hộ khẩu bao gồm sổ hộ khẩu và phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
5. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân.
Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được thông báo tiếp nhận của cơ quan quản lý cư trú nơi công dân chuyển hộ khẩu đến, Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có người chuyển đi phải chuyển hồ sơ đăng ký, quản lý hộ khẩu cho Công an cùng cấp nơi người đó chuyển đến”.
Như vậy, bạn phải thực hiện việc xin Giấy chuyển khẩu trước, sau đó cùng với hồ sơ nêu trên và nộp để làm thủ tục đăng ký thường trú (nhập khẩu). Các biểu mẫu về nhập khẩu, cắt khẩu, chuyển khẩu được ban hành kèm theo Thông tư số Số: 36/2014/TT-BCA ngày 09 tháng 9 năm 2014 của Bộ Công an về Biểu mẫu sử dụng trong đăng ký và quản lý cư trú, các biểu mẫu này cơ quan đăng ký hộ khẩu sẽ cấp cho bạn khi bạn thực hiện việc nhập khẩu.
Thư Viện Pháp Luật