Thủ tục xin giấy phép xuất khẩu lao động
A. Thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu lao động căn cứ vào các văn bản pháp luật dưới đây.
- Luật người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài năm 2006
- Luật việc làm năm 2013
- Nghị định 126/2007 hướng dẫn chi tiết Luật người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài
- Thông tư 21/2001 hướng dẫn chi tiết Luật người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài
- Thông tư 22/2013 về mẫu hợp đồng cung ứng lao động và hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài
- Quyết định 1012/2013 về thẩm quyền của Cục quản lý lao động ngoài nước - Bộ LĐTBXH
B. Điều kiện cấp giấy phép
a) Doanh nghiệp có vốn pháp định là 5 tỷ đồng và có đủ các điều kiện sau đây:
b) Có đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
c) Có bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trược khi đi làm việc ở nước ngoài và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trường hợp doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì phải có phương án tổ chức bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
d) Người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có trình độ từ đại học trở lên, có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế;
đ) Có tiền ký quỹ 1 tỷ đồng tại ngân hàng.
C. Hồ sơ xin cấp giấy phép
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép của doanh nghiệp
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
c) Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về vốn pháp định 5 tỷ đồng theo quy định
d) Giấy xác nhận ký quỹ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp ký quỹ 1 tỷ đồng
đ) Đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
e) Sơ yếu lý lịch của người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
g) Phương án tổ chức (đối với doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài) hoặc báo cáo về tổ chức bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và bộ máy bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài
h) Danh sách trích ngang cán bộ chuyên trách trong bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, gồm các nội dung: họ tên, ngày tháng năm sinh, chức vụ, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, nhiệm vụ được giao.
C. Cơ quan có thẩm quyền thụ lý hồ sơ
Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Cục quản lý lao động ngoài nước - Bộ lao động - thương binh và xã hội.
D. Thẩm quyền và thời hạn cấp giấy phép
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét cấp Giấy phép cho doanh nghiệp sau khi lấy ý kiến của một trong những người có thẩm quyền sau đây:
1. Thủ trưởng cơ quan ra quyết định thành lập hoặc đề nghị Thủ tướng Chính phủ thành lập đối với doanh nghiệp nhà nước;
2. Người ra quyết định thành lập đối với doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính với doanh nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b ở trên.
Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phải trả lời và nêu rõ lý do bằng văn bản cho doanh nghiệp.
Thư Viện Pháp Luật