Bảo lãnh tại ngoại bao nhiêu tiền mới đúng quy định của pháp luật?

Thưa luật sư ! Tôi xin hỏi luật sư về 1 vấn đề như sau. Em trai tôi hiện là sinh viên, do chơi bời mà nợ tiền người khác. Khi túng quẫn đã lấy 2 laptop của 2 bạn cùng phòng và sau đó đã bị công an phường bắt. Theo công an phường định giá thì 2 chiếc laptop đó là 30 triệu. Sau đó bị tạm giữ tại công an phường 1 ngày đêm sau đó em tôi được đưa lên công an Quận. Tại đây có 1 người công an đã gọi điện về cho mẹ tôi nói là gia đình tôi có thể bảo lãnh bằng tiền cho em tôi để em tôi tại ngoại, khi nào tòa gọi để xét xử thì đến, tổng số tiền để được tại ngoại là 35 triệu đồng. Em tôi là sinh viên, chưa từng có tiền án tiền sự, phạm tội lần đầu. Tôi xin hỏi luật sư là số tiền 35 triệu ấy có đúng không, và gia đình tôi có thể lấy lại số tiền ấy khi hết tại ngoại không. và nếu người bị hại viết đơn bãi nại thì mức án em tôi có thể được án treo không? Tôi xin chân thành cảm ơn !

- Việc Công an phường định tự định giá 02 chiếc laptop mà em bạn trộm cắp của hai bạn cùng phòng là không có cơ sở, thấm quyền định giá tài sản là do Hội đồng định giá Công an quận đề nghị thành lập thì lúc đó mới xác định được giá trị 02 chiếc laptop em bạn trộm cắp.

- Thẩm quyền tạm giữ:Những người sau đây có quyền ra lệnh tạm giữ theo thủ tục tố tụng hình sự: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp; Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp Trung đoàn và tương đương; Người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới; Người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng; Chỉ huy trưởng vùng Cảnh sát biển.

Khi tạm giữ người theo thủ tục tố tụng phải có quyết định tạm giữ của người có thẩm quyền. Sau khi ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục tố tụng hình sự, thì người có thẩm quyền phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi ra quyết định tạm giữ. Viện kiểm sát có quyền xem xét và nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ, thì huỷ bỏ quyết định tạm giữ; khi đó người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.

Như bạn trình bày nếu trường hợp em bạn bị Công an phường tạm giữ 1 ngày đêm rồi mới giao cho Công an Quận là không đúng thẩm quyền.

- Trường hợp của em bạn phạm tội lần đầu thuộc trường hợp phạm tội lần đầu, chưa có tiền án, tiền sự, có nơi cư trú rõ ràng thì không cần thiết phải áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm. Khi đặt tiền để bảo đảm phải lập biên bản, ghi rõ số tiền, tên, tình trạng tài sản đã được đặt và giao cho bị can 01 bản, phải do thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra quyết định.Trong trường hợp của em bạn chỉ cần áp dụng biện pháp bảo lĩnh cũng có thể cho tại ngoại được.

- Số tiền gia đình bạn đặt có thể lấy lại được nếu em bạn chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đã cam đoan như có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan điều tra, VKS, Tòa án khi họ có giấy triệu tập lên để làm việc hoặc lấy lời khai.

- Trường hợp của em bạn có được án treo hay không tùy thuộc vào em bạn có nhiều hay ít tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46- Bộ luật hình sự.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào