Chấm dứt hợp đồng lao động với phụ nữ trong thời kì thai sản
Theo quy định tại khoản 3 Điều 155 Bộ luật lao động 2012 thì “Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản …”
Căn cứ theo quy định tại Khoản 10 Điều 36 Bộ luật Lao động 2012 Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động bao gồm:
thay đổi cơ cấu
công nghệ
Lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.
Tại khoản 2 Điều 44 Luật lao động 2012 quy định rất rõ trường hợp vì Lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc, thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này.
Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.”
Những lí do kinh tế được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 05/2015/NĐ-CP bao gồm:
a) Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế
b) Thực hiện chính sách của Nhà nước khi tái cơ cấu nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế
Như vậy, doanh nghiệp của bạn không thể thực hiện việc chấm dứt hợp đồng đối với 2 lao động nữ vì lý do đang nghỉ thai sản.Tuy nhiên nếu vì lí do kinh tế khó khăn mặc doanh nghiệp đã tìm mọi cách nhưng vẫn không thể giải quyết,buộc phải cắt giảm nhân sự ,thu hẹp sản xuất thì người sử dụng lao động có thể chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động,kể cả lao động nữ trong thời gian nghỉ chế độ thai sản.
Khi chấm dứt hợp đồng lao động,người sử dụng lao động phải thanh toán khoản trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên theo quy định tại Điều 48 và 49 Bộ luật lao động 2012.
Lưu ý: Việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động vì lý do kinh tế chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và thông báo trước 30 ngày cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
Thư Viện Pháp Luật