Khách thể của tội khủng bố

Khách thể của tội khủng bố được pháp luật quy định như thế nào?

Khách thể loại của tội khủng bố là an toàn công cộng và trật tự công cộng; còn khách thể trực tiếp là tính mạng, sức khỏe, quyền tự do thân thể và tinh thần của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Như vậy, khách thể của tội phạm này xâm phạm đến nhiều quan hệ xã hội, có quan hệ là khách thể của tội phạm khác như: tính mạng, sức khỏe  là khách thể của các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe quy định tại Chương II phần các tội phạm của Bộ luật hình sự.

Tuy nhiên, khách thể chủ yếu mà người phạm tội xâm phạm là tinh thần (sự hoang mang, lo sợ). Nếu người phạm tội có hành vi khủng bố mà gây thiệt hại đến tính mạng của người khác thì cũng không truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội về tội giết người theo Điều 93 Bộ luật hìn sự mà vẫn truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội khủng bố theo khoản 1 Điều 230a Bộ luật hình sự, vì khi thực hiện hành vi khủng bố, người phạm tội chỉ mong muốn gây hoang mang lo sợ đối với nhiều người khác. Do đó, khách thể của tội khủng bố không phải là dấu hiệu để phân biệt giữa tội khủng bố với các tội phạm khác.

Đối tượng tác động của tội phạm này là con người và tài sản. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà đối tượng tác động có thể chỉ là con người, hoặc chỉ là tài sản hoặc vừa là con người, vừa là tài sản.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào