Có thể kí lại hợp đồng lao động sau khi thực hiện việc sát nhập doanh nghiệp
Thứ nhất, theo quy định tại Điều 16 bộ luật lao động:
- Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản.Trừ trường hợp công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.
- Như vậy với hợp đồng làm việc trên 3 tháng bắt buộc phải được giao kết bằng văn bản.Việc bạn quay trở lại làm việc cho công ty từ tháng 6/2015-11/2015 mà vẫn chưa được kí hợp đồng lao động mới là trái quy định pháp luật.
Thứ hai, theo quy định tại điều 45 Luật lao động 2012:
- Trong trường hợp sáp nhập doanh nghiệp, người sử dụng lao động kế tiếp phải chịu trách nhiệm tiếp tục sử dụng số lao động hiện có và tiến hành việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
- Như vậy,khi thực thiện việc sát nhập doanh nghiệp,toàn bộ nghĩa vụ của công ty URL sẽ được chuyển cho công ty SUHA,trong đó bao gồm nghĩa vụ kí kết hợp đồng với người lao động.Do đó,giám đốc công ty SUHA sẽ có trách nhiệm kí kết hợp đồng lao động mới với bạn.
Tuy nhiên, theo quy định tại điều 25 Luật lao động 2012: “Hợp đồng lao động có hiệu lực kể từ ngày các bên giao kết trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”
Như vậy ngày hợp đồng có hiệu lực là ngày hai bên thực hiện việc giao kết hợp đồng mới.Việc kí kết hợp đồng lao động cho bạn từ ngày bạn quay trở lại làm việc 6/2015 nhưng chưa kí hợp đồng lao động là trái với quy định pháp luật.
Lưu ý rằng trường hợp công ty không kí hợp đồng lao động cho bạn với khoảng thời gian hơn 3 tháng trực tiếp làm việc thì công ty sẽ bị xử phạt theo nghị định 88/2015/NĐ-CP như sau:
- Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc có thời hạn trên 3 tháng; không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động; giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động, giao kết hợp đồng lao động trong trường hợp thuê người lao động làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước không theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
- Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động
Thư Viện Pháp Luật