Phụ nữ mang thai có bị tạm giam khi phạm tội?
Nếu có căn cứ về việc người vợ đang mang thai có hành vi giết chồng thì Cơ quan điều tra sẽ ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hình sự.
Tạm giam là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất trong số các biện pháp ngăn chặn trong TTHS. Theo quy định tại khoản 2 điều 88 BLTTHS 2003: “Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác…”
Việc đưa quy định của nhà làm luật để thấy được sự khoan hồng nhân đạo của pháp luật nói chung cũng như luật tố tụng hình sự nói riêng đối với phụ nữ có thai.
Các biện pháp ngăn chặn khác có thể áp dụng như: Cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lãnh, đặt tiền hoặc tài sản khác có giá trị để bảo đảm…
Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt phụ nữ mang thai vẫn bị áp dụng biện pháp tạm giam. Cũng theo quy định tại khoản 2 điều 88 BLTTHS 2003 thì phụ nữ có thai bị tạm giam trong các trường hợp:
- Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã;
- Bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử;
- Bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.
Như vậy, trong trường hợp người phụ nữ đang mang thai, có nơi cư trú rõ ràng và không thuộc 3 trường hợp trên thì không áp dụng biện pháp tạm giam mà sẽ áp dụng biện pháp ngăn ngừa khác.
Thư Viện Pháp Luật