Việc điều chuyển người lao động
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 23, BLLĐ, công việc và địa điểm làm việc là những nội dung chủ yếu của HĐLĐ. Theo đó, khi quyết định điều chuyển chị của bạn làm công việc cũ (cán bộ kỹ thuật dự án) tại trụ sở công ty chính ở TP. Hồ Chí Minh, công ty buộc phải thỏa thuận với người lao động căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 35, BLLĐ: “Trong quá trình thực hiện HĐLĐ, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung HĐLĐ thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 3 ngày làm việc về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung”. Tuy bạn không nêu thông tin chị của bạn có đồng ý với thỏa thuận này hay không, nhưng với tình tiết “sau 2 tuần làm việc tại chỗ làm mới” cho thấy, chị của bạn có thể ngầm đồng ý với quyết định điều chuyển của giám đốc Công ty A.
Như vậy, thay vì thực hiện quyền của người lao động đã được pháp luật trao cho, đó là không đồng ý hoặc khiếu nại đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì chị của bạn lại thực hiện hành vi vi phạm pháp luật lao động, đó là hành vi tự ý nghỉ làm việc tổng số tới 10 ngày. Theo thông tin của bạn, chúng tôi cho rằng, về mặt thủ tục, Công ty A tiến hành không đúng theo quy định của pháp luật. Căn cứ Điểm b, Khoản 1, Điều 123, BLLĐ, người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa khi công ty tiến hành xử lý kỷ luật lao động.
Nếu như không đồng ý với quyết định sa thải, chị của bạn có thể khởi kiện tại tòa án nơi công ty có trụ sở (Điều 201, BLLĐ) hoặc khởi kiện tại tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết (Điểm đ, Khoản 1, Điều 36, Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành).
Thư Viện Pháp Luật