Gia đình tôi làm ruộng, Ba tôi có hai đời vợ. Vợ đầu của Ba tôi tức là mẹ ruột của bốn anh em tôi, ba tôi có vợ hai và có thêm hai người con. Ba tôi đã ly dị với mẹ tôi lúc tôi năm tuổi, mẹ kế tôi mất cách đây năm năm. Khi mẹ kế về với Ba tôi không có tài sản gì và cũng không cùng tạo lập tài sản chung cùng Ba tôi. Ba tôi có 08 ha đất rộng và 02 ha đất vườn,anh hai tôi có vợ và ra riêng, Ba tôi cho anh hai 02 ha đat ruộng làm quà. Anh ba tôi có vợ và Ba tôi cũng cho anh ba 02 ha đất ruộng. Một thời gian sau anh hai tôi đi làm bằng khoáng đất nhưng bên phòng công chứng không chấp nhận vì lý do mẹ kế chết chưa chưa di sản nên không thể công chứng để cấp bằng khoáng đất được. Luật sư cho tôi hỏi: 1. Việc chia thừa kế của gia đình tôi được giải quyết như thế nào giữa giữa bốn anh trước và hai em sau của tôi? (tôi sợ sau này bên ngoại của hai em tôi lại làm khó dễ nên muốn hiểu rõ ràng hơn). 2.Việc anh hai tôi làm bằng khoáng mà phòng công chứng giải quyết như thế có phù hợp không? Xin Luật sư tư vấn cho tôi cách giải quyết hợp lý nhất theo trình tự. Rất mong sự giúp đỡ của Luật sư Tôi xin chân thành cảm ơn!
1. Như bạn nêu thì 08ha đất ruộng và 02ha đất vườn là của ba bạn (tài sản riêng) mà bố bạn đang còn sống thì chưa phát sinh thừa kế. Khi ông ấy mất, nếu không có di chúc, phần di sản còn lại sẽ chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất gồm cha mẹ, vợ, con.
2. Vì tài sản là của riêng ba bạn nên ba bạn có toàn quyền định đoạt và như vậy, cách giải quyết của phòng công chứng là chưa phù hợp. Thông thường trong trường hợp này, ba bạn làm hợp đồng cho tặng là xong.