Căn cứ pháp lý để giao kết HÐLÐ

Sau khi thử việc, công ty đưa hợp đồng lao động (HÐLÐ) để tôi ký nhưng có một số điểm khác biệt giữa hai hợp đồng: một bản ký với công ty tôi đang làm việc và một bản ký với công ty nào đó tôi không biết. Bản ký với công ty tôi đang làm việc có ghi căn cứ Nghị định số 44/2003/NÐ-CP ngày 9-5-2003 của Chính phủ về việc thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động; Thông tư số 21/2003/TT- BLÐTBXH ngày 22-9-2003 của Bộ LÐ-TBXH. Còn trong bản ký với công ty nào đó thì không ghi những căn cứ trên và có điều khoản: “Nếu chấm dứt HÐLÐ trước thời hạn mà không có sự chấp thuận bằng văn bản của công ty thì phải bồi hoàn kinh phí đào tạo tương đương một tháng thu nhập tại thời điểm nghỉ”, mặc dù công ty không đào tạo hay chi trả bất cứ chi phí đào tạo nào cho tôi. Vậy mong luật sư tư vấn cho tôi phải làm gì, xin cám ơn.

1. Về hợp đồng lao động: 
Khi ký HÐLÐ, giữa bạn và công ty có mối quan hệ lao động, tức là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động và người sử dụng lao động (theo Khoản 6, Ðiều 3, Bộ luật Lao động). Và về nguyên tắc, theo Khoản 1, Ðiều 18, Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động. Do đó, bạn chỉ có thể trực tiếp ký hợp đồng lao động với công ty có phát sinh việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương cho bạn.
2. Về căn cứ pháp lý để giao kết HÐLÐ:
Nghị định số 44/2003/NÐ-CP đã hết hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2013 và được thay thế bởi Nghị định số 44/2013/NÐ-CP của Chính phủ hướng dẫn Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động; Thông tư số  21/2003/TT-BLÐTBXH cũng đã hết hiệu lực thi hành từ ngày 10-12-2013 và được thay thế bằng Thông tư số 30/2013/TT-BLÐTBXH hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2013/NÐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động.
Tuy nhiên, cho dù HÐLÐ có hoặc không ghi các căn cứ pháp lý thì nó vẫn chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành bộ luật này.
3. Về chi phí đào tạo và bồi hoàn chi phí đào tạo:
Theo quy định tại Khoản 3, Ðiều 43 của Bộ luật Lao động, nếu người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì phải hoàn trả chi phí đào tạo.
Tuy nhiên, Ðiều 62, Bộ luật Lao động cũng quy định rõ, hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động. Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 2 bản, mỗi bên giữ 1 bản. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài.
Vì vậy, nếu công ty của bạn đào tạo hoặc chi trả bất cứ chi phí đào tạo nào cho bạn theo một hợp đồng đào tạo nghề thì không có căn cứ yêu cầu bạn phải hoàn trả chi phí đào tạo. Hơn nữa, kể cả trong trường hợp có đào tạo, hai bên đã ký hợp đồng đào tạo nghề thì việc hoàn trả chi phí đào tạo chỉ được thực hiện khi người lao động đơn phương chấm dứt HÐLÐ trái pháp luật. 
 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào