Không được nâng lương vì nghỉ mà không được giám đốc đồng ý

Tôi vào làm việc tại công ty ở Biên Hòa từ tháng 6-2012. Sau thời hạn 12 tháng của hợp đồng lao động lần đầu, tôi ký tiếp một hợp đồng 12 tháng. Khi đó, tôi đề nghị tăng lương nhưng giám đốc không cho. Tôi không đồng tình với cách giải quyết trên nhưng vẫn đi làm. Khi vợ tôi ốm nên tôi xin nghỉ 10 ngày để chăm sóc vợ. Nhưng giám đốc không đồng ý do không tìm được người thay thế. Tôi vẫn nghỉ và 10 ngày sau đi làm trở lại, có nộp cho công ty sổ khám bệnh của vợ tôi. Lúc đó, giám đốc ra điều kiện muốn làm tiếp thì không được xin tăng lương. Tôi không đồng ý và bị giám đốc chấm dứt hợp đồng. Xin hỏi luật sư tôi phải làm thế nào?

Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Tiền lương do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định. Theo quy định tại Điều 102, Bộ luật lao động, các chế độ phụ cấp, trợ cấp, nâng bậc, nâng lương và các chế độ khuyến khích đối với người lao động được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định trong quy chế của người sử dụng lao động. Vì vậy, bạn có thể tham khảo nội quy công ty hoặc thỏa ước lao động tập thể để biết về chế độ nâng lương của công ty.

Đối với quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, đây được xem là quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động. Theo thông tin đã nêu, quyết định này không có căn cứ pháp lý theo quy định tại Điều 38, Bộ luật lao động về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động.

Trong trường hợp này, bạn có thể khởi kiện ra tòa án nơi công ty có trụ sở (theo quy định tại Điều 201, Bộ luật lao động) hoặc khởi kiện tại tòa án nơi mình cư trú, làm việc (theo quy định tại Điểm đ, Khoản 1, Điều 36, Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành) để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào