Trộm cắp tài sản mới bị lần đầu

Chuyện là như thế này, bạn em năm nay 25 tuổi vì ba của bạn em bị bệnh nặng nhà không có tiền mà bạn em lại có vợ và con nữa. Trong lúc thiếu suy nghĩ nên nghe lời người ta đi ăn cắp, số tiền là 14 triệu đồng nhưng bạn em cũng đã ra đầu thú hoàn trả đầy đủ số tiền và cũng khai báo thành khẩn và hồ sơ cũng đã khép lại nhưng vẫn chưa thấy ra tòa, mà bạn em thì đã bị nhốt 1 tháng rưỡi. Vậy xin cho em hỏi bạn em có ra tòa không và níu ra tòa thì bạn em sẽ bị lãnh án tù là bao lâu. Bạn em bị giam bao lâu nữa thì mới ra tòa. Có cách nào giúp cho bạn em được ra sớm không vì bạn em là trụ cột chính trong gia đình. Dạ em xin cảm ơn!

 

1. Bạn của em có trộm cắp số tiền 14 triệu đồng đã phạm vào Tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 138 Bộ luật hình sự năm 1999 và điểm a khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2009:

"Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm".

Tuy nhiên, bạn của em sau khi có hành vi trộm cắp tài sản đã: Tự thú; Tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả; Thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng nên được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 46, điều 47 Bộ luật hình sự. Vì vậy, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn cho bạn em.

2. Bạn em có bị đưa ra xét xử hay không phụ thuộc vào kết luận điều tra của Cơ quan điều tra, truy tố bằng cáo trạng của Viện kiểm sát và thời hạn xét xử của Tòa án. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về thời hạn truy tố, xét xử vụ án hình sự như sau:

- Khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra phải làm bản kết luận điều tra, trong thời hạn hai ngày, kể từ ngày ra bản kết luận điều tra, Cơ quan điều tra phải gửi bản kết luận điều tra đề nghị truy tố cùng hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát.

- Trong thời hạn hai mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát phải ra một trong những quyết định: Truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng; Trả hồ sơ để điều tra bổ sung; Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án. Trong trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn, nhưng không quá mười ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng. Trong trường hợp truy tố thì trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định truy tố bằng bản cáo trạng, Viện kiểm sát phải gửi hồ sơ và bản cáo trạng đến Tòa án.

- Trong thời hạn ba mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải ra một trong những quyết định: Đưa vụ án ra xét xử; Trả hồ sơ để điều tra bổ sung; Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án. Đối với những vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá mười lăm ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà, trong trường hợp có lý do chính đáng thì Toà án có thể mở phiên toà trong thời hạn ba mươi ngày. Đối với vụ án được trả lại để điều tra bổ sung thì trong thời hạn mười lăm ngày sau khi nhận lại hồ sơ, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Trong trường hợp nếu sau khi kết thúc điều tra mà thời hạn truy tố bị can, xét xử vụ án kéo dài hơn quy định trên thì Viện kiểm sát, Toà án đã vi phạm thủ tục tố tụng.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội xâm phạm sở hữu

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào