Trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế bắt buộc của người sử dụng lao động
Đối với câu hỏi của bạn, pháp luật hiện hành có quy định về trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế bắt buộc của người sử dụng lao động và người lao động trong trường hợp người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động.
Theo đó, căn cứ theo quy định của Nghị định số 44/2013/NĐ-CP ban hành ngày 10-5-2013, người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
Do đó, nếu công ty bạn không phải là nơi người lao động giao kết hợp đồng lao động đầu tiên và cũng không phải là nơi người lao động có mức tiền lương cao nhất được ghi trong hợp đồng lao động thì công ty bạn không phải làm thủ tục nộp bảo hiểm cho mọi người.
Đối với trường hợp giám đốc công ty bạn, sau khi có quyết định thôi việc, công ty cũ có trách nhiệm lập thủ tục xác nhận chốt sổ để trả cho người lao động. Tuy nhiên, nếu công ty cũ chưa trả sổ cho người giám đốc này vì nợ tiền BHXH thì khi vào làm ở công ty bạn, bạn cần thông báo số sổ BHXH đã được cấp của công ty cũ để tiếp tục đóng BHXH cho người giám đốc đảm bảo thời gian tham gia BHXH không bị gián đoạn. Khi nào nhận được sổ, người giám đốc cần nộp vào để công ty quản lý và lưu giữ theo quy định;
Trường hợp đã liên hệ công ty cũ nhiều lần mà không được giải quyết, người giám đốc này cần liên hệ Phòng LĐ-TBXH quận/huyện nơi công ty cũ đặt trụ sở để được can thiệp và giúp đỡ.
Thư Viện Pháp Luật