Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động của hội đồng trọng tài lao động

Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động (TCLĐ) trong trường hợp nào?

Theo Bộ luật Lao động, Hội đồng trọng tài lao động được thành lập ở cấp tỉnh để giải quyết các TCLĐ tập thể về lợi ích, hội đồng này do đại diện cơ quan quản lý Nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm chủ tịch.
Theo điều 171 Bộ luật Lao động, Hội đồng trọng tài lao động tiến hành hòa giải vụ TCLĐ tập thể về lợi ích theo quy định sau đây:
1. Thời hạn hòa giải không quá bảy ngày làm việc, kể từ khi nhận được đơn yêu cầu hòa giải.
2. Tại phiên họp giải quyết TCLĐ tập thể về lợi ích phải có mặt đại diện có thẩm quyền của hai bên tranh chấp. Trường hợp cần thiết. Hội đồng trọng tài lao động mời đại diện công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở và đại diện cơ quan, tổ chức hữu quan dự phiên họp.
Hội đồng trọng tài lao động đưa ra phương án hòa giải để hai bên xem xét.
Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hòa giải thì Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải thành, có chữ ký của hai bên tranh chấp, của chủ tịch và thư ký Hội đồng trọng tài lao động. Hai bên có nghĩa vụ chấp hành các thỏa thuận ghi trong biên bản hòa giải thành.
Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hòa giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải không thành, có chữ ký của bên tranh chấp có mặt, của chủ tịch và thư ký Hội đồng trọng tài lao động.
Bản sao biên bản hòa giải hoặc hòa giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn một ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản.
3. Trường hợp Hội đồng trọng tài lao động hòa giải không thành hoặc hết thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hòa giải mà Hội đồng trọng tài không tiến hành hòa giải thì tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào