Đình công như thế nào là hợp pháp?

Tôi có vấn đề cần nhờ luật sư giúp đỡ. Mẹ tôi làm việc trong một công ty may. Đầu năm 2015, công ty có quyết định tăng lương cho công nhân, tuy nhiên ở mỗi tổ lại nâng mức lương khác nhau. Tổ của mẹ tôi (tổ ủi) chỉ tăng thêm 48.000 đồng, cả tổ thấy vô lý nên tất cả nghỉ việc (từ đầu giờ chiều đến hết ngày hôm đó), yêu cầu công ty tăng lương. Mọi người tập trung ở trước sân công ty hô hào đòi tăng lương. Tuy nhiên, phía công ty có thông báo xuống công nhân đình công bất hợp pháp nên không giải quyết quyền lợi cho công nhân, yêu cầu công nhân quay trở lại làm việc nếu không sẽ kiện ra tòa, sa thải. Mẹ tôi rất lo lắng vì đã nhiều tuổi, nếu mất việc thì khó kiếm được công việc khác. Xin luật sư tư vấn giúp tôi. Trân trọng cảm ơn.

Do bạn không nói rõ vấn đề mà bạn muốn hỏi là về vấn đề gì nên luật sư đưa ra một vài ý kiến từ những thông tin của bạn.

Thứ nhất, đình công là quyền của người lao động được pháp luật hiện hành thừa nhận, là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động. Tuy nhiên, một cuộc đình công được xem là hợp pháp khi thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục căn cứ vào các quy định của pháp luật lao động hiện hành và phải được công đoàn tổ chức và lãnh đạo. 

Theo quy định tại Điều 211, Bộ luật Lao động, một cuộc đình công hợp pháp phải đáp ứng được các điều kiện sau: 
- Lấy ý kiến tập thể lao động.

- Ra quyết định đình công.

- Tiến hành đình công.

Nếu như đáp ứng đủ các điều kiện trên thì là một cuộc đình công hợp pháp.

Thứ hai, Điều 212, Bộ luật Lao động quy định những trường hợp đình công bất hợp pháp sau: 

- Không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.

- Tổ chức cho những người lao động không cùng làm việc cho một người sử dụng lao động đình công.

- Khi vụ việc tranh chấp lao động tập thể chưa được hoặc đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân giải quyết theo quy định của Bộ luật này.

- Tiến hành tại doanh nghiệp không được đình công thuộc danh mục do Chính phủ quy định.

- Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công.

Như vậy, theo các viện dẫn nêu trên, cuộc đình công của tổ ủi nơi mẹ bạn làm việc là cuộc đình công bất hợp pháp. 

Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 1, Điều 233, Bộ luật Lao động, khi đã có quyết định của tòa án về cuộc đình công là bất hợp pháp mà người lao động không ngừng đình công, không trở lại làm việc, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật về lao động. Do đó, nếu không có quyết định của tòa án về cuộc đình công là bất hợp pháp và người lao động không ngừng đình công, không trở lại làm việc, thì công ty mới có quyền xử lý kỷ luật lao động tùy theo mức độ vi phạm.

Nếu vẫn muốn sa thải người lao động, công ty phải căn cứ theo quy định tại Điều 126, Bộ luật Lao động như sau:

1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tùy trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;

2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.

3. Người lao động tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong 1 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 1 năm mà không có lý do chính đáng.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào