Thay đổi nội dung hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Theo quy định tại Ðiều 23, Bộ Luật Lao động năm 2012, hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu như là tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp; họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động; công việc và địa điểm làm việc… Theo đó, công việc theo hợp đồng lao động phải do người lao động đã giao kết hợp đồng thực hiện.
Ngoài ra, Ðiều 158, Bộ Luật Lao động năm 2012 quy định lao động nữ được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian thai sản; trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.
Theo quan điểm cá nhân, việc thay đổi vị trí công việc (phụ trách kế toán sang làm văn thư, lễ tân) đã ghi trong hợp đồng lao động là một hình thức thay đổi nội dung của hợp đồng lao động. Ðể thay đổi nội dung của hợp đồng lao động, hai bên cần phải thỏa thuận và được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới. Trong trường hợp hai bên không thoả thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.
Vì vậy, bạn có thể khiếu nại đến Giám đốc công ty hoặc Phòng LÐ-TBXH nơi công ty có trụ sở về việc công ty sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động không đúng với quy định của pháp luật hiện hành.
Thư Viện Pháp Luật